Tổng kết dạy học thí điểm môn Tiếng Nhật cấp tiểu học

GD&TĐ -Tại Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã chủ trì Hội nghị Tổng kết dạy học thí điểm môn Tiếng Nhật cấp tiểu học. Về phía Nhật Bản tham dự có ông Asazuma Shinichi, Phó Đại sứ  - Đại sứ quán Nhật Bản; Ông Matsuda Yuuki, Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Nhật Bản…

Hội nghị đã đánh giá lại những kết quả đạt được của dạy học thí điểm môn tiếng Nhật - Ngoại ngữ 1 cấp TH.
Hội nghị đã đánh giá lại những kết quả đạt được của dạy học thí điểm môn tiếng Nhật - Ngoại ngữ 1 cấp TH.

Theo tổng kết của BQL đề án NNQG: Môn Tiếng Nhật được giảng dạy thí điểm tại 2 Sở GD&ĐT là Hà Nội (4 trường, 8 lớp, 268 HS và 6 GV tham gia thí điểm) và TP.Hồ Chí Minh (1 trường 10 lớp, 180 HS). Kết thúc năm học 2018 – 2019, HS tại HN và TP.HCM đã đạt được những kết quả học tập như sau: 29% HS đạt kết quả xuất sắc- giỏi; 34% HS đạt khá; 31% HS đạt trung bình và chỉ có 6% HS dưới trung bình.

Các trường TH được chọn thực hiện dạy học thí điểm tiếng Nhật đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Ban điều hành đề án dạy thí điểm tiếng Nhật của Bộ GD&ĐT. GV dạy thí điểm tiếng Nhật nhiệt tình, yêu nghề, nắm vững cách xây dựng mục tiêu nội dung và kế hoạch hoạt động phù hợp với lứa tuổi HS…

Tuy vậy vẫn còn những khó khăn tồn tại như: Tiếng Nhật là ngôn ngữ tượng hình, khá khó với HS TH nên một số HS cảm thấy khó nhớ, thiếu môi trường giao tiếp nên dễ quên; HS phải học song song ngôn ngữ (Việt, Anh, Nhật) ở cấp TH, tâm lý thích tiếng Anh nên thời gian cho việc học Tiếng Nhật bị hạn chế; sách tiếng  Nhật và các tài liệu bổ sung cho giảng dạy cấp phát có những thời điểm chưa được kịp thời; tài liệu, dụng cụ học tập bổ trợ cho HS như truyện tranh, CD nghe của SGK còn thiếu…

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chỉ rõ: Để việc triển khai đại trà Tiếng Nhật đạt hiệu quả cao cần hội tụ đầy đủ các điều kiện như: Sách giáo khoa, GV, phân phối chương trình, cơ chế, cơ sở vật chất. Cùng đó các trường cần quan tâm đến công tác tuyển sinh. Phải có sự liên thông ở đầu ra để HS có sự lựa chọn phù hợp, dễ dàng khi chuyển cấp; Đồng thời quan tâm đến chất lượng dạy học, đến đội ngũ GV làm công tác giảng dạy, số HS trong một lớp. Đặc biệt, cần nhận được sự giúp đỡ tiếp tục từ phía Nhật Bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ