Tội phạm lừa đảo qua điện thoại lộng hành (kỳ 2)

Tội phạm lừa đảo qua điện thoại lộng hành (kỳ 2)

Bậc thầy tâm lý

Những kẻ lừa đảo dễ dàng thực hiện hàng ngàn cuộc gọi điện thoại trên Internet và rất khó để các cơ quan thực thi pháp luật truy tìm nguồn gốc của chúng. Ngay cả các cuộc gọi từ nước ngoài cũng có thể được thực hiện từ một mã vùng địa phương.

Theo các quan chức an ninh mạng và thực thi pháp luật Mỹ, hiện tượng những kẻ lừa đảo được hưởng lợi từ việc thực hiện vô số các cuộc gọi chi phí thấp với công nghệ web đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua, cùng với sự phát triển những kho thông tin về email và địa chỉ thực của người tiêu dùng trực tuyến trên các trang web đen.

Các ngân hàng được yêu cầu phải có các quy trình để gắn cờ các giao dịch đáng ngờ để báo cáo các cơ quan quản lý, nhưng họ cũng có quyền áp dụng một số tính linh hoạt khi áp các tham số đó.

Thêm vào đó, nhiều kẻ lừa đảo cung cấp cho nạn nhân của chúng những câu trả lời hợp lý đối với các câu hỏi mà ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính nêu ra. Nhìn chung, gần như khách hàng hoàn toàn có thể di chuyển tiền của mình theo ý muốn của họ, ngoại trừ một vài giới hạn nhỏ mà thôi.

Thực tế, bà Belis đã biết về các vụ lừa đảo dựa trên điện thoại, nhưng bà vẫn nghĩ rằng mô típ thường gặp là chúng giả làm nhân viên các công ty bảo hiểm, hoặc thông báo rằng, người thân của nạn nhân bị tai nạn và đang ở trong bệnh viện.

Bà thừa nhận: “Tôi chưa bao giờ nghe về những điều tương tự những gì đã xảy ra với mình”. Bà không ngờ rằng, những tội phạm kiểu này là những “bậc thầy tâm lý”, rất biết cách sử dụng chiêu trò tâm lý để đánh trúng vào điểm yếu của nạn nhân.

Theo mô tả, bà Belis vừa bắt đầu ca làm việc buổi sáng, tại một trung tâm chăm sóc xe cứu thương thì nhận được một thư thoại. Một người tự xưng là nhân viên văn phòng luật sư của Tổng cục An ninh, thông báo rằng có một vấn đề với danh tính của bà. “Dĩ nhiên, tôi rất sợ hãi”, bà thuật lại.

Bà Belis nhanh chóng gọi lại số điện thoại đó. Bà thông báo cho nhân viên tổng đại tên của mình, sau đó được kết nối với một người đàn ông giả làm nhân viên FBI. Người này xác minh tên, địa chỉ và địa chỉ email của bà Belis một lần nữa và cho biết danh tính của bà đã bị đánh cắp.

Người đàn ông cũng cho biết tên của bà đã được sử dụng để thực hiện các tội phạm, từ giao dịch ma túy đến chuyển tiền bất hợp pháp. Hắn cũng nhận là người điều tra vụ việc và yêu cầu bà Belis hợp tác với FBI và giúp đỡ điều tra, nếu không sẽ bị bắt.

Theo kẻ mạo danh, cơ quan an ninh sẽ giúp bà xóa số an sinh xã hội hiện nay và thiết lập một số mới. Theo các quan chức thực thi pháp luật và các nhà tâm lý học, thủ đoạn “vừa đấm vừa xoa”, kết hợp đe dọa và hứa hẹn giúp đỡ rất phổ biến và có sức thuyết phục.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.