“Tôi đi học” và tâm sự của những người khuyết tật

GD&TĐ - Mới đây, trên không gian mạng đã diễn ra cuộc Tọa đàm trực tuyến “Tôi đi học”. Sự kiện do Australian Alumni in Vietnam (Aus4Skills) tổ chức cho cựu sinh viên Australia trong Nhóm Hòa nhập Khuyết tật, có sự tham gia của một số người khuyết tật (NKT) và khách mời quan tâm tới chủ đề này.

Các diễn giả tham gia tại cuộc Tọa đàm trực tuyến
Các diễn giả tham gia tại cuộc Tọa đàm trực tuyến

Theo ban tổ chức, buổi Tọa đàm nhằm mục đích chia sẻ các góc nhìn của NKT khác nhau như khiếm thị, điếc. Họ có những trải nghiệm thực tế khi hòa nhập cộng đồng gặp phải những khó khăn gì, từ đó cùng góp tiếng nói để NKT được tiếp cận với môi trường giáo dục như thế nào. Các cựu sinh Úc trong Nhóm Hòa nhập Khyết tật với sự hiểu biết của mình trình bày việc thúc đẩy thực thi các cam kết chính sách của Australia-Việt Nam nhằm đảm bảo sự hòa nhập khuyết tật.

Một tham luận của tai Tọa đàm
Một tham luận của tai Tọa đàm

Ông Michael Sadlon, Giám đốc Chương trình Aus4Skills đã ý kiến trong cuộc Tọa đàm về vai trò, ý nghĩa hỗ trợ cần thiết của các phi chính phủ, sự kết nối của các tổ chức của người khuyết tật với những NKT. Ông đưa ra quan điểm cần tăng cường liên kết giữa Nhóm cựu sinh Australia chuyên ngành Hòa nhập Khuyết tật và Tổ chức người khuyết tật từ Australia, để có những chia sẻ học hỏi cần thiết.

Các câu chuyện của 5 diễn giả đều là NKT. Là cựu sinh Đại học Victoria của Úc, chị Đào Thu Hương hiện là cán bộ về Quyền NKT, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam. Chị Hương đã chia sẻ trải nghiệm đi học của người khiếm thị với những bất cập trong quy định hiện nay về giấy chứng nhận khuyết tật đặc biệt. Tác giả Nguyễn Đức Thiện lại đưa ra quan điểm môi trường học tập hoàn toàn có thể là môi trường thuận lợi cho HS khuyết tật khi giáo viên sáng tạo cách giảng bài trực quan.

Màn sáo trúc anh Nguyễn Đức Thiện gửi tới khách mời cuộc Tọa đàm
Màn sáo trúc anh Nguyễn Đức Thiện gửi tới khách mời cuộc Tọa đàm

Diễn giả Pham Anh Duy, với tựa đề “Học trong im lặng! Câu chuyện của Duy là một cựu sinh viên điếc”, kể về những khó khăn khi đi học tại Trường tiểu học Nhân Chính Hà Nội. Đến nay, Anh Duy đã tốt nghiệp Trường CĐSP Đồng Nai và đang theo học Đại học sư phạm Hà Nội. Thông điệp của bạn gửi đến là với HS điếc học mất nhiều thời gian hơn HS thường. Trong khi đó ở trường bình thường thì GV không biết ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) nên không thể giao tiếp với HS được. Thêm nữa, NNKH thiếu chuẩn giữa các trung tâm các địa phương nên HS nơi này khó học nơi khác.  

Hai chị Katherine Annear và chị Tammy McGowan, người Úc, đến từ Mạng lưới hỗ trợ người Tự kỷ Úc và New Zealand chia sẻ về tiếp cận trường học với người tự kỷ ở Úc. Tiếp đó là Phần thảo luận chung của Tọa đàm. Các tham luận đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp và đưa ra sáng kiến góp phần xây dựng để NKT có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các nhà trường.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.