Tôi có nên tố cáo anh rể?

GD&TĐ - Cô từng bị anh rể tấn công tình dục nhưng không một ai trong gia đình cô quan tâm.

Tôi có nên tố cáo anh rể?

Cô đau đớn khi nhận ra việc phải sống trong một gia đình mà mọi người đang bình thường hóa những gì đã xảy ra, thì việc gào thét cũng chẳng ích gì.

Cách đây đã 3 năm, khi đó Điệp mới 22 tuổi, chị gái và kẻ đã từng tấn công cô chuẩn bị kết hôn. Gia đình biết sự việc, kể cả chị gái cô, nhưng cô cảm thấy mình nhận được rất ít, thậm chí không có sự hỗ trợ nào từ họ.

Bất chấp những gì cô cảnh báo, chị gái vẫn kết hôn với anh ta. Cô nói rằng sự xuất hiện của anh ta khiến cô cảm thấy ghê tởm nhưng chị gái vẫn dẫn theo anh ta ngay cả khi biết cô sẽ có mặt.

Lý do duy nhất khiến cô không thể khai báo hay buộc tội anh ta là vì chị gái. Cô buộc phải bỏ qua cảm xúc của chính mình để bảo vệ cuộc hôn nhân của chị gái. Nhưng những gì cô phải chịu đựng khiến cô ngày càng oán giận gia đình.

Khi họ thực sự cần cô, cô giúp đỡ hết mình mà không ngần ngại. Nhưng khi cô ở tận cùng của đau khổ và tổn thương, không một ai nắm lấy tay cô. Có lúc, cô đau đớn, thất vọng đến mức muốn bỏ mặc tất cả.

Để cứu chính mình, cô đã đi trị liệu, đồng thời cô cũng nhận được sự hỗ trợ của bạn thân và bạn trai. Dẫu vậy, cô chưa bao giờ ngừng căm ghét anh rể. Cô nghĩ mình không thể ở lại để tiếp tục chịu đựng tủi nhục này.

Nếu quyết định ra đi, cô sẽ không phải chạm mặt anh ta nữa. Nhưng điều đó không công bằng với cô. Anh ta mới là kẻ nên biến mất. Cô không thể chấp nhận việc người đàn ông từng tấn công tình dục mình kết hôn với chị gái của mình mà không phải chịu hậu quả gì. Cô tự hỏi: Liệu trong 3 năm qua, con quỷ đó còn tấn công những ai nữa?

Khi lắng nghe tâm sự của cô, bạn thân khuyên cô: “Điều quan trọng là bây giờ cậu nên làm những gì cậu thực sự muốn, chứ không phải những gì mà hành động của kẻ kia buộc cậu phải làm. Cậu biết không, ngay cả khi sự việc xảy ra đã lâu, cậu vẫn có thể khai báo”.

Chuyên gia trực tiếp trị liệu cho cô cũng rất bức xúc khi nghe được câu chuyện: “Tôi rất tiếc vì em phải sống trong một gia đình như vậy. Không ai lắng nghe em, không ai bảo vệ em. Nhưng tôi thấy em là một cô gái dũng cảm. Em đã xoay xở để chiến đấu với việc này trong 3 năm, và điều đó có nghĩa là em có sức mạnh nội tại cực lớn, điều đó thật tuyệt vời.

Một điều may mắn nữa là em có sự hỗ trợ từ một người thân và bạn trai của em. Họ có thể giúp em nói chuyện này với những người có kinh nghiệm. Tôi muốn nhấn mạnh một điều: Em không phải làm bất cứ điều gì em không muốn, em cũng không cần phải rời đi hoặc ở lại, bởi vì những ai đang thương yêu em chân thành sẽ giúp em quyết định điều gì là đúng đắn nhất.

Tôi cảm thấy thương hại chị gái của em, bởi có lẽ cô ấy đang bị mắc kẹt với người đàn ông tồi tệ đó, nhưng em thì không. Em đang có cuộc sống của riêng em, có tự do của riêng em, Vì vậy, em không cần phải chịu đựng tình huống này”.

Bác sĩ tâm lý không chỉ trò chuyện với cô mà còn làm việc với cả bạn trai của cô. Cô vô cùng xúc động khi nghe bạn trai kể lại những gì anh được nghe từ bác sĩ: “Em biết không, trong lúc em nghỉ ngơi, ông ấy đã tranh thủ giờ ăn trưa để trò chuyện với anh. Ông ấy nói rằng trái tim của ông ấy hướng về những tổn thương của em.

Cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ của em là hoàn toàn có cơ sở. Những hậu quả từ việc cưỡng hiếp theo đúng nghĩa đen có thể gây bệnh cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi nó, trong đó có cả anh. Vì vậy, ông ấy rất quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của anh”.

Trong quá trình trị liệu, bạn trai luôn sát cánh bên cô. Anh đã làm chính xác những gì bác sĩ tâm lý khuyến nghị - lắng nghe mà không đưa ra bất kỳ phán xét nào. Anh thường xuyên nhắc nhở cô: “Bất cứ khi nào em quyết định báo cáo sự việc, anh có thể hỗ trợ em thực hiện điều này”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.