Tốc độ mạng không dây nhanh gấp đôi nhờ một phát kiến đơn giản

Tốc độ mạng không dây nhanh gấp đôi nhờ một phát kiến đơn giản

(GD&TĐ) Các nhà nghiên cứu ở đại học Standford đã chứng minh họ có thể tăng tốc truyền dữ liệu của mạng không dây lên gấp đôi mà không cần đến thêm tần số, một phát kiến có thể giúp cải thiện đáng kể tốc độ mạng không dây trong tương lai.

Ba sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành kĩ thuật điện tử gồm: Jung Il Choi, Mayank Jain và Kannan Srinivasan, cộng thêm hai trợ lý giáo sư Philip A. Levis, Sachin Katti đã cùng nhau hợp tác để tạo ra phát kiến này.

Jung Il Choi và Mayank Jain ( Kannan Srinivasan không xuất hiện trong bức ảnh này)
Jung Il Choi và Mayank Jain ( Kannan Srinivasan không xuất hiện trong bức ảnh này)

Theo các nhà nghiên cứu, họ sử dụng những công cụ "vừa đơn giản vừa hiệu quả". Kĩ thuật mới ở đây nằm ở 3 chiếc ăng-ten thay vì dùng 2 ăngten giống như trong chuẩn không dây 801.11n mới nhất. Nó giúp thiết bị đồng thời gửi và nhận tín hiệu ở cùng một tần số, một điều vốn được cho là giới hạn không thể phá vỡ trong vật lý.

Nguyên lý của phát kiến này khá đơn giản. Hãy tưởng tượng khi hai người đối thoại, Nếu bạn đang nói thì không thể nghe người kia nói gì. Cả hai phải lần lượt nói thì mới có thể nghe. Mạng không dây hiện tại cũng hoạt động tương tự như thế.

Hai trợ lý giáo sư Philip A. Levis (bên trái  ) và Sachin Katti
Hai trợ lý giáo sư Philip A. Levis (bên trái ) và Sachin Katti

Một mẹo để nhân đôi tốc độ đó là một sử dụng một thiết bị tương tự như thiết bị giảm tạp âm thường thấy ở các chiếc tai nghe. Các thiết bị truyền tín hiểu biết đích xác nó đang gửi gì. Nó có thể lọc tuần tự để đón nhận được những tín hiệu truyền đến. Do đó, việc truyền nhận trên cùng một tần số đã thành hiện thực.

Đội ngũ những người tạo ra phát kiến này đã giới thiệu thành quả của họ tại triển lãm MobiCom 2010 năm ngoái, nơi tụ họp những chuyên gia mạng di động, và giành giải trình diễn tốt nhất. Bản thân họ cũng không tin rằng mọi thứ lại ổn như thế, do đó, nó hiển nhiên được coi như một phát kiến.

Sẽ còn một quãng đường dài để công nghệ kể trên đến với người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu còn phải tiếp tục làm việc để kiểm nghiệm về khoảng cách hiệu dụng cần thiết để công nghệ này vẫn đảm bảo tốc độ. 

Linh Ngọc (Theo PCworld)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ