Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Chuyến bay số hiệu QZ8501 của AirAsia biến mất sáng 28/12 khi thực hiện lộ trình từ Indonesia tới Singapore, chở theo 162 hành khách và thành viên phi hành đoàn.

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất
Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Trưa 28/12, hãng AirAsia phát thông báo chính thức về vụ việc chuyến bay QZ8501 của hãng biến mất 42 phút sau khi cất cánh từ Surabaya (Indonesia) để tới Singapore. Máy bay thực hiện lộ trình này là Airbus A320-200. Nó trải qua đợt kiểm tra định kỳ trong tháng 11. Cơ trưởng chuyến bay có hơn 6.000 giờ bay kinh nghiệm trong khi có phó có gần 2.200 giờ bay. Ảnh: Planespotters.net

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

QZ8501 mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu Jakarta lúc 6 giờ sáng (giờ địa phương). Theo kế hoạch, nó sẽ tới Singapore lúc 8 giờ 30. Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Hadi Mustofa cho biết, phi công yêu cầu thực hiện lộ trình bay khác vì thời tiết xấu, trước khi máy bay mất tích. Ảnh: RT

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Ngay sau khi thông báo về vụ mất tích, logo trên các tài khoản mạng xã hội của AirAsia đã chuyển sang màu xám thay vì màu đỏ truyền thống. Cùng lúc, giới chức Indonesia lên kế hoạch tìm kiếm máy bay Airbus A320-200 mất tích cùng toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn. AirAsia là hãng hàng không giá rẻ khá nổi tiếng ở châu Á với phạm vi hoạt động ở hàng chục quốc gia trên thế giới. Nó có trụ sở tại Malaysia. Ảnh: Facebook

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Ngay sau khi vụ việc được thông báo, sân bay Changi của Singapore đã sử dụng nhà ga số 2 để đón người thân và bạn bè của hành khách và phi hành đoàn trên QZ8501. Sân bay cũng mở khu vực đăng ký thông tin về hành khách trên QZ8501 để phục vụ thân nhân những người mất tích. Ảnh: ST

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Rất đông người nhà hành khách và phi hành đoàn trên chuyến tới sân bay Changi để chờ đợi tin tức. Lực lượng chức năng sân bay được bố trí để đảm bảo tối đa an ninh cho thân nhân hành khách. Truyền thông bị hạn chế tiếp xúc với người thân của những người mất tích. Ảnh: AFP

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Quân đội Indonesia và Singapore đã chuẩn bị sẵn máy bay và tàu chiến để khởi hành tìm tung tích máy bay AirAsia. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, hai máy bay vận tải quân sự C-130 sẵn sàng tham gia chiến dịch tìm kiếm cứu nạn.Ảnh: Channel NewsAsia

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Phía Indonesia cũng cử máy bay trực thăng từ căn cứ không quân trên đảo Kalimantan tới tìm kiếm tung tích phi cơ. 7 tàu tìm kiếm của Indonesia cũng khởi hành từ thủ đô Jakarta tới khu vực nghi vấn gần đảo Belitung. Theo Jakarta Post, máy bay có thể đã gặp nạn ở vùng biển cách đảo Belitung khoảng 100 hải lý. Tuy nhiên, nó thể nó bay vòng qua khu vực để tránh bão. Ảnh: Reuters

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Người ta đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến QZ8501 biến mất, bao gồm cả nghi vấn máy bay rơi xuống biển do thời tiết xấu. Trước đó, một bức ảnh vệ tinh đăng trên mạng xã hội Twitter cho thấy những cơn giông mạnh (màu đen) hiện diện ở phía bắc thành phố Surabaya, Indonesia, nơi máy bay cất cánh. Ảnh: NOAA

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Số người tìm đến khu vực dành cho thân nhân những người mất tích cùng QZ8501 ngày càng nhiều. Phần lớn họ đều chung tâm trạng lo lắng cho số phận những người mất tích. Ảnh: Reuters

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Buổi tối, giới chức Indonesia tuyên bố tạm ngừng chiến dịch tìm kiếm bằng máy bay vì trời tối. Nỗ lực tìm kiếm này sẽ được tái khởi động vào 6 giờ sáng 29/12. Hãng thông tấn AP cho biết, các tàu vẫn nỗ lực truy tìm tung tích máy bay. Ảnh: AFP

Toàn cảnh ngày đầu máy bay AirAsia biến mất

Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Jakarta, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nhận định: “Nhiều khả năng máy bay đã gặp nạn vì các đội tìm kiếm không phát hiện dấu vết nào về nó. Chúng tôi gửi lời chia buồn sâu sắc và lời xin lỗi đến gia đình các hành khách”.Ảnh: Jakartar 

Theo zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.