Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc

GD&TĐ - Cuộc tọa đàm trong diện hẹp này diễn ra tại Thư viện Quốc gia Hà Nội ngày 15/7, do Hội khoa học lịch sử VN, Tạp chí Xưa & Nay tổ chức.  

Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc
Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc ảnh 1Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc ảnh 2Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc ảnh 3Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc ảnh 4Tọa đàm nhân 100 năm tạp chí Nam Phong – Một lời nhắc ảnh 5
Nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và những người quan tâm đến vấn đề lịch sử này, đã đến dự.

Cái tên của tọa đàm có sức thu hút như vậy, bởi “có thể nói đây là tạp chí bề thế nhất trong lịch sử báo chí nước ta thế kỷ XX và kể cả hiện nay. Nhưng cũng là một tạp chí bị dồi lên dồi xuống, bị biến thành dây co của hai loại quan điểm đánh giá đối lập nhau như nước và lửa…Và số phận của Nam Phong tạp chí cũng gắn với số phận của ông chủ bút Phạm Quỳnh” (GS Nguyễn Đình Chú).

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, GS Nguyễn Đình Chú trải lòng: Tôi có hai món nợ mà tôi phải thanh toán khi còn tồn tại ở cõi đời này, đó là nợ với thầy tôi – GS Trần Đức Thảo và nợ với Nam Phong tạp chí mà linh hồn của nó là Chủ bút – nhà văn hóa Phạm Quỳnh.

Tham luận của ông tại Tọa đàm này (đăng trên tạp chí Xưa & Nay số 484 tháng 6/2017) chính là việc trả một trong hai món nợ lòng đó: “Tôi xin được nói thật ý nghĩ của tôi hiện nay là: Trương Vĩnh Ký là người tiên phong của công cuộc hiện đại hóa văn hóa và phần nào cũng là văn học Việt Nam thời cận đại, nhưng chủ yếu mới là trên phương diện thực thi. Đến Nguyễn Văn Vĩnh thì vẫn là thực thi dù đã có ít nhiều lý thuyết. Còn Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí thì đã đi bằng hai chân: lý thuyết và thực thi, đáng coi là nhà đạo diễn của công cuộc hiện đại hóa văn hóa văn học nước nhà của những năm 20 của thế kỷ XX”.

Nhiều ý kiến khác đã bổ sung thêm những đánh giá về Nam Phong tạp chí, như nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Ngọc Vương, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Đức Thuận, Tăng Bá Hoành…

Thay mặt Ban tổ chức tọa đàm, nhà sử học Dương Trung Quốc khiêm tốn nói: Chúng tôi không tham vọng buổi tọa đàm sẽ đáp ứng được mong đợi của các quý vị trong việc nhìn nhận một cách hệ thống và sâu sắc, triệt để khi đánh giá Nam Phong tạp chí, mà chỉ dám coi tọa đàm như một lời nhắc để lịch sử đừng lãng quên một tạp chí mà chỉ với 17 năm tồn tại và 210 số nhưng nó đã là nguồn tư liệu quý giá cho hàng chục cuốn sách chuyên đề và nhiều luận án tiến sĩ từ các chuyên mục của tạp chí.

Nhân đây, GS Trần Ngọc Vương “bật mí”: Cuối năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức một hội thảo quốc tế nhân 100 năm tạp chí Nam Phong với tiêu đề “Báo chí và sự chuyển đổi loại hình văn hóa, văn học”. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...