Tình trạng hộp đen của máy bay chở 72 người rơi ở Nepal

GD&TĐ - Giới chức Nepal đã tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay Yeti Airlines bị rơi hôm 15/1 làm ít nhất 68 người chết trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc.

Lực lượng cứu hộ tại nơi xảy ra tai nạn máy bay ở Nepal.
Lực lượng cứu hộ tại nơi xảy ra tai nạn máy bay ở Nepal.

Hộp đen được cho là ở "tình trạng tốt" và có thể giúp các nhà điều tra xác định nguyên nhân khiến chiếc máy bay ATR 72 hai động cơ gặp nạn trong điều kiện thời tiết quang đãng ngay trước khi hạ cánh xuống thành phố du lịch Pokhara.

68 hành khách trên máy bay đã được xác nhận đã thiệt mạng.

Theo một quan chức sân bay Kathmandu tên là Teknath Sitaula, hộp đen hiện đang ở trong tình trạng tốt, “nhìn bên ngoài chúng vẫn ổn".

Hơn 24 giờ sau khi xảy ra tai nạn, giới chức Nepal tiếp tục công việc cứu hộ vào sáng 16/1 trong bối cảnh thời tiết nhiều mây và tầm nhìn hạn chế khi họ lùng sục hẻm núi sông để tìm kiếm những hành khách mất tích,

Phát ngôn viên của Yeti Airlines là Sudarshan Bartaula cho biết cho đến nay không có thông tin về bất kỳ người sống sót nào.

Chiếc máy bay của hãng hàng không Yeti Airlines lao xuống hẻm núi giữa sân bay quốc tế mới của Pokhara và sân bay nội địa cũ ngay trước 11 giờ sáng (giờ địa phương) hôm 15/1.

Ngoài 5 người Ấn Độ, có 10 người nước ngoài trên máy bay. Trong đó có 4 người Nga, 2 người Hàn Quốc và 4 hành khách đến từ 4 nước Argentina, Australia, Pháp và Ireland. Những người còn lại là người Nepal.

Là quê hương của 8 trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới, bao gồm cả Everest, Nepal có một số đường băng xa nhất và khó nhất thế giới với những cách tiếp cận đặt ra thách thức cho cả những phi công tài năng.

Thời tiết cũng nổi tiếng là thất thường và khó dự báo, đặc biệt là ở vùng núi, nơi sương mù dày đặc có thể đột ngột che khuất toàn bộ ngọn núi.

Vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng nhất ở Nepal xảy ra vào năm 1992, khi tất cả 167 người trên máy bay của hãng hàng không quốc tế Pakistan thiệt mạng khi máy bay rơi lúc đang tiếp cận Kathmandu.

Theo NDTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.