Tinh thần đổi mới giáo dục cần tác động ngay vào các “đầu tàu”

200 cán bộ quản lý, cơ sở quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán của 6 tỉnh miền Trung đã chính thức bước vào khóa tập huấn, bồi dưỡng ngay trong sáng nay (15/12).
200 cán bộ quản lý, cơ sở quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán của 6 tỉnh miền Trung đã chính thức bước vào khóa tập huấn, bồi dưỡng ngay trong sáng nay (15/12).

Ngay trong sáng nay, 200 cán bộ quản lý cơ sở GD cốt cán cấp Tiểu học đến từ các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận bước vào buổi tập huấn đầu tiên.

Phát biểu khai mạc, GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục nhấn mạnh: Tinh thần đổi mới giáo dục cần được lan tỏa sâu rộng và cần tác động ngay vào chính các “đầu tàu”. Chính các các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông là những “đầu tàu”.

Những đầu tàu này sẽ thay đổi từ nhận thức đến hành động, từ nội dung đến kỹ năng. Tất cả được chuyển động theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT và thực hiện triển khai thật tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả.

GS.TS Phạm Quang Trung phát biểu khai mạc khóa tập huấn bồi dưỡng khu vực miền Trung
 GS.TS Phạm Quang Trung phát biểu khai mạc khóa tập huấn bồi dưỡng khu vực miền Trung

Qua đợt tập huấn, bồi dưỡng này, các đồng chí sẽ cùng nhau trao đổi về một số vấn đề trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các đồng chí phải thực sự là những người truyền lửa, lan tỏa khí thế mới, tinh thần mới đến các cán bộ lãnh đạo khác và đội ngũ giáo viên.

Lần khai thác này, các đồng chí có thể khai thác, tận dụng từ phương thức trực tuyến cho đến trực tiếp tại các lớp học. Mong muốn của chúng tôi là, tập huấn trực tiếp 3 ngày nhưng hiệu quả phải bằng 30 ngày. Và mỗi đồng chí sẽ trở thành những đầu tàu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT.

PGS.TS Trần Hữu Hoan- Phó Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục quán triệt một số nội dung đối với khóa tập huấn, bồi dưỡng.
 PGS.TS Trần Hữu Hoan- Phó Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục quán triệt một số nội dung đối với khóa tập huấn, bồi dưỡng.

Có mặt tại buổi tập huấn, thầy Tăng Văn Tú – Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (EaSup, Đắk Lắk) chia sẻ: Trước khi đến với buổi tập huấn trực tiếp, tôi đã hoàn thành tự bồi dưỡng trực tuyến. Đây là hình thức bồi dưỡng không mới, nhưng là điểm khác biệt so với lần tập huấn trước và đặc biệt là đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của học viên.

Thầy Tăng Văn Tú (bên phải) chăm chú lắng nghe, lĩnh hội những thông tin, kiến thức mới từ buổi tập huấn
  Thầy Tăng Văn Tú (bên phải) chăm chú lắng nghe, lĩnh hội những thông tin, kiến thức mới từ buổi tập huấn

Thầy Tú cho biết thêm, thầy đã nắm chắc Chương trình giáo dục phổ thông 2018; cách xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và bổ sung thêm nhiều kỹ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn với các chuyên đề và bài học cụ thể.

Cô Võ Thị Tú Nhi tại buổi tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán năm 2019 tại TP Đà Nẵng
Cô Võ Thị Tú Nhi tại buổi tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán năm 2019 tại TP Đà Nẵng

Cô Võ Thị Tú Nhi – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Hà (Hàm Yên, Bình Thuận) chia sẻ: Khóa tập huấn, bồi dưỡng là cơ hội để chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Để từ đó triển khai tốt đến đội ngũ giáo viên của mình, nhất là đội ngũ giáo viên lớp 1 sẽ bắt đầu thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

“Tôi rất háo hức đến với khóa tập huấn, bồi dưỡng này và mong muốn lĩnh hội được nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới; đặc biệt là kỹ năng quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường” – cô Nhi nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ