Tỉnh Kon Tum đề xuất Trung ương hỗ trợ 123 tỷ đồng khắc phục thiên tai

GD&TĐ - Trong năm 2021, tỉnh Kon Tum bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi thiên tai. Do đó UBND tỉnh đã đề xuất Trung ương xem xét hỗ trợ 123 tỷ đồng để khắc phục các công trình hư hại.

Thứ trưởng bộ TN-MT Lê Công Thành tại buổi làm việc với tỉnh Kon Tum.
Thứ trưởng bộ TN-MT Lê Công Thành tại buổi làm việc với tỉnh Kon Tum.

Ngày 11/7, tại Kon Tum, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc về tình hình triển khai các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai và thi hành pháp luật khí tượng thủy văn.

Tham dự buổi làm việc có ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo các sở ngành tại Kon Tum.

Tại buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh Kon Tum cho biết, vào tháng 9 và 10 năm 2021 do ảnh hưởng bão số 5,6 kèm theo mưa lũ đã làm chết 3 người, 136 nhà ở bị ảnh hưởng với khoảng 728 ha diện tích nông nghiệp thiệt hại. Bên cạnh đó, nhiều hạng mục công trình giao thông, thủy lợi, kè chống sạt lở, trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng. Giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh là trên 126 tỷ đồng.

Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều hạng mục, công trình và cơ sở hạ tầng bị hư hỏng chưa được khắc phục do kinh phí lớn. Trong khi điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn. Do đó, UBND tỉnh đã đề xuất Trung ương xem xét hỗ trợ 123 tỷ đồng để khắc phục các công trình hư hại do thiên tai.

Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum đã báo cáo và đề xuất 27 dự án cần đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 để di dời, bố trí ổn định cuộc sống cho trên 2.500 hộ dân với khoảng 10.000 nhân khẩu với tổng kinh phí là 880 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương là trên 857 tỷ đồng, vốn địa phương và nguồn vốn khác là trên 22 tỷ đồng.

Không những vậy, theo thống kê của Viện Vật lý Địa cầu, từ năm 2021 đến nay tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có 169 trận động đất với độ lớn từ 2,5 độ richter trở lên.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị tỉnh Kon Tum cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng thiết bị điện thoại vệ tinh đối với khu vực dễ bị lũ chia cắt để nắm bắt thông tin, sẵn sàng phương án ứng phó; Đồng thời, cần chia sẻ bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất với Tổng cục Khí tượng thủy văn để trao đổi, phục vụ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tốt hơn;

Bên cạnh đó tiếp tục nắm thông tin, đánh dấu thêm khu vực xung yếu cũng như các công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.