Tỉnh Hòa Bình xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ và liên kết vùng

GD&TĐ -  Ngành GTVT tỉnh Hòa Bình đã và đang tạo đột phá trong thu hút đầu tư, xây dựng các dự án đường trọng điểm, liên kết vùng.

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được xây dựng đồng bộ và hiện đại.
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh được xây dựng đồng bộ và hiện đại.

Giao thông "đi trước mở đường"

Với sứ mệnh “đi trước mở đường” để phát triển kinh tế - xã hội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Hoà Bình luôn đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với phương châm “đi trước một bước”.

Để tạo đột phá nhanh trong quá trình đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của tỉnh Hòa Bình, Sở GTVT đã bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Tập thể Đảng bộ, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phấn đấu, kịp thời đề xuất, tham mưu Bộ GTVT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Qua đó, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch, tạo quỹ đất phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội.

Ông Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hoà Bình cho hay, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đã tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. GRDP bình quân đầu người đạt 61,1 triệu đồng, năng suất lao động đạt khoảng 95,3 triệu đồng/lao động, tỷ lệ đô thị hóa đạt 31,6%.

Hiện nay, Sở đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất triển khai các dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng, tạo đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, như: Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án Đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với Quốc lộ 6…

Việc nâng cấp, sửa chữa đường luôn được Sở GTVT tỉnh Hoà Bình quan tâm.

Việc nâng cấp, sửa chữa đường luôn được Sở GTVT tỉnh Hoà Bình quan tâm.

Theo ông Hậu, trên cơ sở nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh giao, Sở sẽ bám sát chương trình, kế hoạch để triển khai theo tiến độ đề ra; tập trung đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt động vận tải khách nhằm phục vụ người dân đi lại được an toàn, thông suốt.

"Sở sẽ đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, đặc biệt là các dự án trọng điểm do đơn vị làm chủ đầu tư. Chú trọng công tác duy tu, bảo trì đường bộ, đảm bảo các tuyến đường giao thông được an toàn, thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân", ông Hậu chia sẻ.

Đáp ứng nhu cầu kết nối

Với vai trò tiên phong “Giao thông đi trước, mở đường”, kết cấu hạ tầng giao thông Hòa Bình đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối, tạo động lực thúc đẩy, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp - dịch vụ. Từ đó, thu hút các nhà đầu tư nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm gần đây, Sở GTVT tỉnh Hoà Bình đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Sở ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xây dựng tổ chức bộ máy, tài chính công, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được Sở chú trọng quan tâm. Qua đó, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hệ thống đường giao thông nông thôn được mở rộng và dải bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.

Hệ thống đường giao thông nông thôn được mở rộng và dải bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi.

Các thủ tục hành chính đều được đơn giản hóa tối đa, cả về thời gian giải quyết và thành phần hồ sơ.

Hiện nay, 100% thủ tục hành chính do Sở GTVT tỉnh Hoà Bình giải quyết đều có thể thực hiện trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, giúp cho người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian đi lại.

Số thủ tục hành chính mức độ 3, 4 tại Sở GTVT Hòa Bình đạt tỷ lệ trên 90%. Đây là bước tiến lớn, giúp cho người dân và doanh nghiệp không cần đến cơ quan Nhà nước mà có thể tự thực hiện thủ tục hành chính tại nhà thông qua cổng dịch vụ công của tỉnh.

100% hồ sơ thủ tục hành chính do Sở GTVT giải quyết đều trả đúng hạn.

Anh Bùi Văn Mạnh, trú xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc cho biết: “Tôi thấy đường được Nhà nước đầu tư xây dựng đồng bộ. Việc đi lại của người dân chúng tôi ra huyện, thành phố đều thuận lợi và nhanh. Giờ ô tô có thể đến mua nông sản của người dân tận nhà, nên không bị chèn ép về giá cả. Tôi làm thủ tục đổi giấy phép xe máy cũng rất dễ dàng”.

Theo ông Bùi Đức Hậu, thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án xây dựng giao thông trọng điểm.

Tập trung rà soát lại những vướng mắc tồn tại để xây dựng các tuyến đường đúng lộ trình kế hoạch đặt ra. Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, tạo liên kết vùng nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu đi lại, buôn bán hàng hoá của người dân, doanh nghiệp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.