Tình hình Triều Tiên thêm nóng với những chế tài mới của Mỹ

GD&TĐ - Mỹ vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 tổ chức của Triều Tiên và Trung Quốc mà Washington cáo buộc đã giúp tránh né các hạn chế hạt nhân đối với Bình Nhưỡng và hỗ trợ nước này thông qua việc buôn bán các mặt hàng thiết yếu. Gần như cùng thời điểm, Mỹ cũng đưa Triều Tiên trở lại danh sách quốc gia tài trợ cho khủng bố, khiến căng thẳng càng leo thang.

Tình hình Triều Tiên thêm nóng  với những chế tài mới của Mỹ

Gia tăng trừng phạt, Trung Quốc cũng liên đới

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra thông báo trên trang web một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đưa Bắc Triều Tiên vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Biện pháp trừng phạt mới nhất đưa ra danh sách đen 3 công ty Trung Quốc là Dandong Kehua, Dandong Xianghe và Dandong Hongda.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết các công ty này đã giao dịch thương mại kết hợp với Triều Tiên hơn 750 triệu đô la trong gần 5 năm, tính đến ngày 31/8. Các mặt hàng mua bán bao gồm than đá, quặng sắt, chì, kẽm, quặng bạc, kim loại chì và các sản phẩm chứa sắt cũng như máy tính xách tay.

Danh sách đen còn có cả doanh nhân Trung Quốc Sun Sidong và Công ty Dandong Donyuan của ông. Theo một báo cáo hồi tháng 6, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến ở Washington cho biết công ty này là một phần của mạng lưới các công ty Trung Quốc kết nối với nhau, chiếm thị phần lớn trong thương mại với Bắc Triều Tiên.

Chính quyền Hoa Kỳ đã liên tục nhắm mục tiêu vào các công ty và cá nhân từ thành phố Đan Đông của Trung Quốc, nơi giáp với Triều Tiên, nhằm cắt nguồn doanh thu xuất khẩu chính của Bình Nhưỡng trong việc bán các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá.

Trước đó, Hoa Kỳ đang áp dụng thêm các biện pháp chế tài và trừng phạt đối với Bình Nhưỡng bằng cách định danh Triều Tiên là nhà nước bảo trợ cho khủng bố, theo tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 20/11/2017. Trong chuyến công du châu Á vừa qua, ông Trump cũng đã để ngỏ khả năng sẽ đưa Triều Tiên vào danh sách khủng bố để tăng sức cô lập lên cho Bình Nhưỡng do nước này theo đuổi chương trình phát triển hạt nhân.

Triều Tiên bị đưa vào danh sách tài trợ khủng bố sau vụ đánh bom một chiếc máy bay chở khách Hàn Quốc vào năm 1987. Đến năm 2008, Cựu Tổng thống George W. Bush đã rút tên Triều Tiên ra khỏi danh sách để mở đường cho các cuộc đàm phán hạt nhân.

Phản ứng của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng

Trước các chế tài trừng phạt mới của Hoa Kỳ nhắm vào Triều Tiên và các bên liên quan, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng lặp lại phản đối của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt đơn phương của các quốc gia khác, nói rằng nước này có thể tự điều tra về bất kỳ vi phạm luật pháp hay nghĩa vụ quốc tế nào.

“Nếu các bên khác muốn hợp tác hiệu quả với Trung Quốc về vấn đề này và thực sự nắm bắt vấn đề, họ hoàn toàn có thể chia sẻ thông tin tình báo với Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc để giải quyết vấn đề một cách hợp lý”, Reuters dẫn lời ông Lục nói trong một cuộc họp báo thường nhật hôm 22/11.

Tác động trực tiếp tới các biện pháp trừng phạt mới cũng áp dụng cho một số công ty Triều Tiên xuất khẩu lao động đến các nước như Nga, Ba Lan, Campuchia và Trung Quốc. Chính quyền Hoa Kỳ nói họ đang tìm cách cắt giảm khoản tiền mà Triều Tiên nhận được từ xuất khẩu lao động.

Về phía Bình Nhưỡng, tất nhiên là những phản ứng gay gắt với Mỹ. Truyền thông nước này hôm 22/11 lên tiếng bác bỏ quyết định của Tổng thống Donald Trump liệt kê Bình Nhưỡng vào danh sách “bảo trợ khủng bố”, gọi đây là sự “khiêu khích nghiêm trọng và xâm phạm thô bạo”.

Giới chức Triều Tiên nói thêm rằng chỉ định của Hoa Kỳ chỉ khiến cho Triều Tiên càng cam kết duy trì kho vũ khí hạt nhân của mình. “Chừng nào mà Mỹ còn tiếp tục chính sách chống lại CHDCND Triều Tiên, sự phòng vệ của chúng ta càng được củng cố hơn” - giới chức Triều Tiên nói - “Hoa Kỳ sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các hậu quả do sự khiêu khích trơ tráo của họ đối với CHDCND Triều Tiên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.