Tình hình kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL tiếp tục được giữ vững

GD&TĐ - Sáng nay (24/12), Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Đến dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Theo báo cáo của BCĐ Tây Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo nhất quán của Đảng, sự điều hành năng động của Chính phủ, Thủ tướng, nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân trong vùng, tình hình kinh tế xã hội ở ĐBSCL tiếp tục phát triển ổn định, một số chỉ tiêu tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, không để xảy ra những tình huống bất ngờ, khó kiểm soát…

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,98%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt gần 38 triệu đồng/người/năm. Sản lượng lúa ước đạt 25 triệu tấn, tăng khoảng 500 ngàn tấn so cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,2 triệu tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 11,9% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,3 tỉ USD, tăng 15,87% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 232,4 ngàn tỉ đồng, tăng 7,62% so với cùng kỳ, đạt 98% kế hoạch.

Về GD&ĐT, toàn vùng có 6.773 trường MN, phổ thông, trong đó có 1.522 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm hơn 22% trên tổng số trường), tăng 0,8% so với năm học trước. Số lượng TT GDTX của vùng được giữ ổn định với 134 trung tâm. 

Toàn vùng hiện có 42 trường ĐH, CĐ và 30 trường TCCN. Quy mô SV hệ chính quy trong các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn gồm: 72.516 SV ĐH chính quy, 42.237 SV CĐ chính quy và 41.251 HS TCCN chính quy. Số SV/vạn dân là 169 SV. Quy mô đào tạo sau ĐH là 4.260 học viên (trong đó 4.026 cao học và 234 nghiên cứu sinh).

Về đào tạo nghề, toàn vùng có 181 cơ sở dạy nghề, tăng 5 cơ sở so với năm 2013. Trong đó có 13 trường CĐ nghề, 39 trường Trung cấp nghề, 129 Trung tâm GDTX. 

Năm 2014 tổng kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 108,3 tỉ đồng; Dự án đổi mới và phát triển dạy nghề 58,5 tỉ đồng. Đến nay đã có 93.476 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ…

Năm 2015, một số chỉ tiêu về kinh tế, xã hội được BCĐ Tây Nam Bộ phấn đấu thực hiện như: Tăng trưởng kinh tế (GDP) trên 9,4%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 13,6 tỉ USD. Thu ngân sách trên 44 ngàn tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 262 ngàn tỉ đồng.Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 4,5%. 

Tạo việc làm cho trên 687 ngàn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 49%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm dưới 11%. Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 17 giường. Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt 86%... 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ghi nhận nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân trong vùng trong năm qua. Năm 2014 dù có những khó khăn nhất định nhưng với sự lãnh đạo nhất quán từ trung ương đến địa phương nên đạt được kết quả tích cực. Cùng với cả nước, vùng ĐBSCL đã đạt được những kết quả rất quan trọng, các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội đều đạt kế hoạch đề ra… 

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại hội nghị
 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại hội nghị

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương và các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục nỗ lực để đạt kết quả tốt trong năm 2015. 

Năm 2015 các tỉnh, thành ĐBSCL cần tập trung tháo gỡ khó khăn, đề ra giải pháp khắc phục những vấn đề tồn tại như: Đưa tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng vững chắc và nâng cao thu nhập của người dân. Xây dựng và mở rộng mô hình liên kết trong sản xuất bảo đảm tính bền vững. 

Nghiên cứu công tác sửa đổi cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư. Nâng cao sự thích nghi với biến đổi khí hậu; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để đảm bảo an ninh, an toàn cho các nhà đầu tư. Đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ cho người nghèo, đảm bảo đời sống cho người dân...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.