Tình hình dịch Covid-19 tại TP Hà Nội ra sao sau 1 tuần giãn cách xã hội?

GD&TĐ - Nhiều chốt chặn được lâp tại các đường, ngõ; Xử phạt 7 tỉ đồng các trường hợp vi phạm, người dân đi chợ bằng phiếu, đường phố vắng vẻ,... là những thay đổi của Thủ đô sau 1 tuần thực hiện giãn cách xã hội.

Phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) thiết lập chốt “cứng” và “chốt mềm”, chặn bằng nhiều vật liệu khác nhau như gạch, ống thoát nước, container… Nguồn: Dân Việt.
Phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) thiết lập chốt “cứng” và “chốt mềm”, chặn bằng nhiều vật liệu khác nhau như gạch, ống thoát nước, container… Nguồn: Dân Việt.
Từ 6h ngày 24/7, TP Hà Nội chính thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Điều này khiến nhiều khu vực ở thủ đổ trở nên vắng vẻ hơn hẳn, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân ra đường đạp xe, thể dục thể thao… Ảnh: CAND.

Từ 6h ngày 24/7, TP Hà Nội chính thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Điều này khiến nhiều khu vực ở thủ đổ trở nên vắng vẻ hơn hẳn, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân ra đường đạp xe, thể dục thể thao… Ảnh: CAND.

Ngay sau khi Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, nhiều chốt chặn tại các đường, ngõ đi vào địa bàn phường, xã trên địa bàn Thủ đô được thành lập nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh đang lây lan. Ảnh: Dân Việt.

Ngay sau khi Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, nhiều chốt chặn tại các đường, ngõ đi vào địa bàn phường, xã trên địa bàn Thủ đô được thành lập nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh đang lây lan. Ảnh: Dân Việt.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, một số huyện lập chốt ở 100% các xã, thị trấn trên địa bàn đồng thời, thường xuyên phun khử khuẩn tại các chốt kiểm dịch. Ảnh: VGP.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, một số huyện lập chốt ở 100% các xã, thị trấn trên địa bàn đồng thời, thường xuyên phun khử khuẩn tại các chốt kiểm dịch. Ảnh: VGP.

Sau gần 1 tuần giãn cách xã hội toàn thành phố, các cơ quan chức năng thành phố xử phạt khoảng 7 tỉ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Ảnh: TTXVN.

Sau gần 1 tuần giãn cách xã hội toàn thành phố, các cơ quan chức năng thành phố xử phạt khoảng 7 tỉ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Ảnh: TTXVN.

Trong tuần đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, tại các hệ thống phân phối như siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… hàng hóa dồi dào, giá cả hàng hóa thiết yếu tương đối ổn định. Ảnh: Vietnam+.

Trong tuần đầu tiên Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, tại các hệ thống phân phối như siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi… hàng hóa dồi dào, giá cả hàng hóa thiết yếu tương đối ổn định. Ảnh: Vietnam+.

Người dân tại Hà Nội bắt đầu nhận thẻ đi chợ. Thẻ đi chợ ghi rõ ngày và khung giờ người dân được phép đi chợ. Ảnh: IT.

Người dân tại Hà Nội bắt đầu nhận thẻ đi chợ. Thẻ đi chợ ghi rõ ngày và khung giờ người dân được phép đi chợ. Ảnh: IT.

Ở các chợ truyền thống thực hiện lắp thêm tấm chắn nhựa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Vietnam+.

Ở các chợ truyền thống thực hiện lắp thêm tấm chắn nhựa đảm bảo phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Vietnam+.

Ngày 30/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội đã phân bổ số tiền 3,18 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để mua các suất quà là nhu yếu phẩm (mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng) hỗ trợ 3.180 hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch. Ảnh: TTXVN.

Ngày 30/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội đã phân bổ số tiền 3,18 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để mua các suất quà là nhu yếu phẩm (mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng) hỗ trợ 3.180 hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch. Ảnh: TTXVN.

TP Hà Nội đang lên kế hoạch phân luồng, lập kế hoạch 4 tầng để điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2; đồng thời khẳng định ngành y tế Thủ đô bảo đảm được công tác điều trị, chữa trị trong các tình huống, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị, vật tư để chống dịch, cách ly, tiêm chủng. Ảnh: SYT.

TP Hà Nội đang lên kế hoạch phân luồng, lập kế hoạch 4 tầng để điều trị bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2; đồng thời khẳng định ngành y tế Thủ đô bảo đảm được công tác điều trị, chữa trị trong các tình huống, bảo đảm nhân lực, trang thiết bị, vật tư để chống dịch, cách ly, tiêm chủng. Ảnh: SYT.

Hà Nội cũng đang gấp rút thi công công trình Bệnh viện dã chiến tại phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) để điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện có quy mô 500-700 giường điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 có diễn biến nặng và nguy kịch dự kiến hoàn thành vào ngày 30/8. Ảnh: Zing.

Hà Nội cũng đang gấp rút thi công công trình Bệnh viện dã chiến tại phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) để điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện có quy mô 500-700 giường điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 có diễn biến nặng và nguy kịch dự kiến hoàn thành vào ngày 30/8. Ảnh: Zing.

Số liệu báo cáo của CDC cho thấy, trong thời điểm giãn cách, TP Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 2 ổ dịch Covid-19 mới là nhà thuốc Đức Tâm (95 Láng Hạ, Đống Đa) và Bệnh viện Phổi Hà Nội.

Số lượng các ca dương tính Covid-19 từ 24/7 đến 29/7 là 434 ca.

Tình hình ca mắc Covid-19 ở Hà Nội sau 1 tuần thực hiện Chỉ thị 16. (Nguồn: CDC Hà Nội).
 
Tình hình ca mắc Covid-19 ở Hà Nội sau 1 tuần thực hiện Chỉ thị 16. (Nguồn: CDC Hà Nội).

Ở ngày đầu giãn cách, Hà Nội ghi nhận số ca mắc giảm, nhưng những ngày sau đó lại tăng lên. Cụ thể,  ngày 30/7 Hà Nội ghi nhận 119 ca mắc Covid-19. Các ngày trước đó: Ngày 25/7 (41 ca), ngày 26/7 (64), ngày 27/7 (76), ngày 28/7 (65), ngày 29/7 (46).

Các trường hợp ghi nhận những ngày qua đều liên quan các chùm ca bệnh ghi nhận trước đó như nhà thuốc thuốc 95 Láng Hạ, BV Phổi Hà Nội; Tân Mai, Hoàng Mai...

Theo đánh giá của PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Chuyên gia cố vấn ở Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trên VTC News: “Số ca này tăng không quá lo ngại. Điều này thể hiện công tác truy vết, rà soát của Hà Nội đang hiệu quả".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ