Tin xấu cho phương Tây khi vũ khí nguy hiểm nhất của Nga đã sẵn sàng

GD&TĐ - Nga đã phát triển một hệ thống chiến đấu mới khiến phương Tây vô cùng lo sợ, nhà báo người Mỹ Rohan Parakad đưa ra ý kiến nói trên.

Tin xấu cho phương Tây khi vũ khí nguy hiểm nhất của Nga đã sẵn sàng

Cách đây ít lâu, Nga tuyên bố đã hoàn thành việc sản xuất lô đầu tiên đối với những phương tiện tác chiến không người lái dưới nước mang tên Poseidon, chúng sẽ được chuyển giao cho tàu ngầm chuyên dụng Belgorod.

Theo nhà báo Rohan Paracade, tin tức về siêu vũ khí của Liên bang Nga đã gây được tiếng vang lớn ở các nước phương Tây, ý kiến trên được đăng tải trong một bài viết trên tờ Latin Times.

“Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận được một siêu vũ khí đáng sợ với khả năng tạo ra sóng thần phóng xạ”, nhà báo của ấn phẩm Mỹ lưu ý.

Ông Paracade nhấn mạnh, nhiều phương tiện truyền thông lớn của phương Tây đã mô tả hệ thống chiến đấu dưới nước Poseidon là loại vũ khí đáng sợ nhất do Nga tạo ra trong thời gian gần đây, họ tin rằng phương tiện này có thể di chuyển với tốc độ hơn 200 km/h và sở hữu tầm hoạt động không giới hạn.

“Ngư lôi hạt nhân Poseidon được thiết kế để lướt qua đại dương mà không bị phát hiện, trước khi nó phá hủy mục tiêu”, nhà phân tích cho biết.

Vũ khí trên được công bố chính thức vào năm 2018, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ sắp cho ra mắt 6 "siêu vũ khí" mới. Sau đó, các chuyên gia cho rằng hầu như không thể ngăn chặn và vô hiệu hóa Poseidon. Bên cạnh sức mạnh hủy diệt, khả năng cơ động cao và độ ồn thấp là những ưu điểm lớn của nó.

Ngư lôi hạt nhân Poseidon có thể được Nga sử dụng để tấn công các siêu đô thị ven biển của Mỹ. Đặc biệt, ý kiến ​​như vậy đã được bày tỏ bởi cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về An ninh Quốc tế - ông Christopher A. Ford.

Chuyên gia Rohan Parakad kết luận: “Theo đánh giá từ Viện Hải quân Hoa Kỳ vào năm ngoái, ngư lôi Poseidon sẽ là một bước tiến quan trọng của Nga trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, và đây có thể là tin rất xấu đối với phương Tây”.

Đồ họa ngư lôi hạt nhân Poseidon đang được Nga gấp rút hoàn thiện.

Đồ họa ngư lôi hạt nhân Poseidon đang được Nga gấp rút hoàn thiện.

Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có không ít đánh giá cho rằng thứ vũ khí "siêu đẳng" của Nga không đáng sợ như quảng cáo. Đầu tiên, theo thiết kế, ngư lôi hạt nhân Poseidon sẽ mang theo đầu đạn với đương lượng nổ 100 MT, đủ sức tạo sóng thần cao 500 m xóa sổ toàn bộ bờ biển nước Mỹ và còn gây nhiễm xạ kéo dài

Mặc dù vậy con số này bị cho là quá phóng đại, bởi vì đương lượng nổ như trên kể cả bom nhiệt hạch lớn nhất của Liên Xô Tsar Bomba cũng chỉ bằng một nửa mà thôi.

Vấn đề tiếp theo gây nghi ngờ đó là theo tuyên bố của Nga thì Poseidon có tầm bắn không giới hạn, tức là có thể triển khai từ một căn cứ bí mật trong lãnh hải nước này để tăng xác suất qua mặt toàn bộ hệ thống cảnh giới của đối phương

Vậy nhưng thực tế Poseidon lại yêu cầu phải được tích hợp vào tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn Belgorod - Dự án 09852, cho thấy tầm bắn của nó là có hạn và khả năng cao là không hề được trang bị lò phản ứng hạt nhân mini.

Vấn đề nữa cần làm rõ đó là Nga cho biết vận tốc của Poseidon lên tới con số không tưởng 200 km/h, trong khi đó tàu ngầm hạt nhân hiện nay chỉ đạt tới con số 32 hải lý/h, vận tốc của ngư lôi thông thường là 48 hải lý/h.

Theo giải thích của Nga, sở dĩ tốc độ của Poseidon cao đến vậy là nhờ nó được áp dụng công nghệ siêu khoang độc quyền của nước này.

Ngư lôi siêu khoang nổi tiếng nhất của Nga là VA-111 Shkval có tốc độ rất nhanh nhờ bộ phận đặc biệt tạo ra một bọt khí lớn bao trùm lên toàn bộ phần thân khi bơi trong nước.

Như vậy thực chất quả đạn không hề chạm vào một chút nước nào mà như đang bay trên không, tốc độ được đẩy lên cực nhanh nhờ giảm thiểu tối đa lực cản.

Nhưng với đặc trưng của vũ khí siêu khoang, ngư lôi Shkval không thể thay đổi đường đi ngoài hướng thẳng tắp, do bất cứ một cú đổi hướng nào cũng sẽ phá vỡ bong bóng khí.

Ngoài ra khi bọt khí lớn bao trùm lên vật thể trong nước thì nó sẽ không sử dụng được các cảm biến để xác định mối nguy cơ như những gì Nga đang quảng cáo. Điều này rõ ràng khó chấp nhận đối với vật thể được thiết kế để vượt qua quãng đường dài hàng ngàn km dưới lòng biển như Poseidon.

Tóm lại, ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa để chứng minh những tính năng siêu tưởng của mình nhằm tạo ra sức răn đe đủ mạnh trước các đối thủ tiềm tàng.

Theo Latin Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.