Tin tức báo in 28/11: Thúc đẩy học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tổng hợp tin bài mới và hay nhất trên báo giấy Giáo dục và Thời đại số 284 ngày 28/11/2023.

Tin tức báo in 28/11: Thúc đẩy học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học

Gỡ khó tuyển sinh đầu cấp

Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, mức độ gia tăng dân số cơ học mạnh, đây là thách thức lớn trong công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 trên địa bàn. Trước thực trạng đó, ngành Giáo dục đã và đang có giải pháp tháo gỡ. (Trang 2)

Bâng khuâng, tiếc nuối

Chính phủ sẽ dừng Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Trước thông tin này, nhiều HSSV và các chuyên gia đề xuất, Chính phủ nên thay thế bằng chính sách tương tự hoặc thay đổi phương thức, mục tiêu của chương trình trên. (Trang 4)

Khích lệ học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học

Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi Hội thi nghiên cứu khoa học (NCKH), kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT được cho là khích lệ, thúc đẩy công tác NCKH trong nhà trường. (Trang 5)

Dễ dàng tiếp cận thông tin

Từ tháng 11/2023, tất cả thông tin dữ liệu về giấy phép hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy... của các cơ sở mầm non công lập và ngoài công lập tại TPHCM được công khai trên trang web của ngành. Hình thức này không chỉ giúp quản lý một cách hệ thống, tổng thể, còn là bước tiến trong việc đồng bộ dữ liệu của cấp học mầm non và thực hiện chuyển đổi số. (Trang 6)

Người “chèo đò” một tay hết lòng với trẻ khuyết tật

Chỉ có một cánh tay, nhưng cô Võ Thị Tuyết - Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (TPHCM) hơn 26 năm qua vẫn bế ẵm, chăm sóc, dạy dỗ trẻ khuyết tật. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô Tuyết, rất nhiều trẻ em khiếm khuyết về trí tuệ đã dần hòa nhập hơn với gia đình và cộng đồng. (Trang 8)

Bí kíp giữ “tổ ẩm”

“Cuộc sống vợ chồng, khó tránh khỏi những lúc “xô bát, xô đũa”, nhưng tôi và vợ biết cảm thông, chia sẻ với nhau. Cả hai biết chấp nhận những khuyết điểm của đối phương để ở được bên nhau. Chúng tôi muốn cùng nhau đi suốt quãng đời còn lại”, nam ca sĩ Đăng Khôi tâm sự. (Trang 10)

Nguyên nhân bệnh bạch hầu “tái nổi”

Theo các chuyên gia, trong thời gian Covid-19 bùng phát, việc thực hiện giãn cách khiến tiếp xúc cộng đồng bị giảm đi, gây tình trạng“nợ miễn dịch”. Đó là điều kiện khiến hệ miễn dịch của nhiều người kém có nguy cơ bị bạch hầu. (Trang 11)

Nỗi đau người ở lại

sau bữa cơm tối, 3 thiếu niên đi chơi không may bị tai nạn giao thông, qua đời. Chẳng ai có thể ngờ rằng đó lại là bữa cơm cuối cả gia đình họ. (Trang 14)

Bạn đọc đặt mua báo giấy của Báo Giáo dục và Thời đại xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

* Phát hành tại Tòa soạn: 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội (024) 393965230- (024) 39398327- 0903297580;

* Cơ quan thường trú các tỉnh phía Nam: 322 Điện Biên Phủ, Q.10, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 38399638. Fax: (028) 38344299;

* Văn phòng liên lạc tại Cần Thơ: Số 41, Cách Mạng Tháng 8, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT&Fax: (0292) 3815411;

* Văn phòng đại diện các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên tại Đà Nẵng: 265B Hoàng Diệu, quận Hải Châu. Điện thoại: (0236) 3574323. Fax: (0236) 3572528;

* Văn phòng đại diện khu vực Việt Bắc tại Thái Nguyên: số 19, đường Nha Trang, phường Trưng Vương, TP.Thái Nguyên ĐT: 0913025537;

* Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ: số 2/5, đường Nguyễn Biểu, TP.Hà Tĩnh. ĐT: 0913294462;

* Văn phòng đại diện khu vực Tây Bắc: Số 30, đường Hoàng Công Chất, phường Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ. ĐT: 0914830171.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.