Tránh lợi ích nhóm
Dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục) nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, trong đó có đại biểu Quốc hội. (Trang 4)
Bộ GD&ĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK: Không cần thiết, khó khả thi
Thực tiễn hơn 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều chuyên gia, nhà giáo khẳng định thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK). Tiếp tục phát huy chủ trương này, nhiều ý kiến cho rằng, hãy dành nguồn lực để hoàn thiện tốt nhất các bộ sách đang có, thay vì biên soạn thêm một bộ SGK mới của Bộ GD&ĐT. (Trang 5)
"Đếm like" cho điểm: Có phù hợp?
Cùng với đổi mới phương pháp giảng dạy, việc đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá được các trường học quan tâm, thực hiện. Nhiều trường mạnh dạn áp dụng các hình thức mới khiến học sinh thích thú, song có trường hợp khi thực hiện đã gây“tranh cãi”. (Trang 7)
Chọn việc làm thêm để “lợi cả đôi đường”
Để có thể giảm bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt mà gia đình phải chu cấp hàng tháng, nhiều sinh viên đã chủ động đi làm thêm từ năm nhất. “nhất cử lưỡng tiện”, các bạn không chỉ kiếm tiền mà còn tích luỹ thêm kinh nghiệm, kỹ năng mềm trước khi ra trường. Đặc biệt, nhiều bạn có lựa chọn khá thông minh khi tìm công việc gần với ngành mình học để làm. (Trang 9)
“Kích hoạt” sáng tạo
Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt nam thường niên lần thứ 5 sẽ trở lại vào tháng 11 và 12/2023 với chủ đề “Trí tuệ & Công nghệ”. (Trang 10)
Thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị
Trong những năm qua, phụ nữ Việt nam đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ tham gia cấp ủy, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đều tăng cả về số lượng và chất lượng. (Trang 11)
“Bóc mẽ” thủ đoạn lừa mời “đầu tư tài chính”
Từ các cuộc gọi mời “đầu tư tài chính” với lợi nhuận hấp dẫn, nhiều nạn nhân ở tỉnh nghệ An đã “sập bẫy”những kẻ lừa đảo. (Trang 13)
Dân nơm nớp dưới chân “núi” bãi thải
Nhiều năm nay hàng chục hộ dân tại xóm nam Tiền (xã Phúc Hà, TP Thái nguyên, tỉnh Thái nguyên) luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ bị sạt lở vùi lấp nhà cửa, đe dọa tính mạng từ “núi” chất thải hình thành sau hoạt động khai thác mỏ. người dân nơi đây mong muốn được chuyển đến nơi ở mới, tránh xa nguy hiểm rình rập cuộc sống của họ hàng ngày. (Trang 14)
Bạn đọc đặt mua báo giấy của Báo Giáo dục và Thời đại xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:
* Phát hành tại Tòa soạn: 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội (024) 393965230- (024) 39398327- 0903297580;
* Cơ quan thường trú các tỉnh phía Nam: 322 Điện Biên Phủ, Q.10, TP.Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 38399638. Fax: (028) 38344299;
* Văn phòng liên lạc tại Cần Thơ: Số 41, Cách Mạng Tháng 8, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT&Fax: (0292) 3815411;
* Văn phòng đại diện các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên tại Đà Nẵng: 265B Hoàng Diệu, quận Hải Châu. Điện thoại: (0236) 3574323. Fax: (0236) 3572528;
* Văn phòng đại diện khu vực Việt Bắc tại Thái Nguyên: số 19, đường Nha Trang, phường Trưng Vương, TP.Thái Nguyên ĐT: 0913025537;
* Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ: số 2/5, đường Nguyễn Biểu, TP.Hà Tĩnh. ĐT: 0913294462;
* Văn phòng đại diện khu vực Tây Bắc: Số 30, đường Hoàng Công Chất, phường Mường Thanh, TP.Điện Biên Phủ. ĐT: 0914830171.