Tìm ra cách tái tạo cơ tim

Các nhà khoa học Australia nghiên cứu phương pháp tái tạo cơ tim và tin rằng trong tương lai phương pháp này có thể giúp điều trị bệnh nhân đau tim.

Tìm ra cách tái tạo cơ tim
1-tai-tao-co-tim-7259-1428722109.jpg

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tái tạo cơ tim có thể thực hiện nhưng chỉ ở mức độ lâm sàng hoặc trị liệu thông thường. Ảnh: Richard Harvey

Theo chuyên gia Richard Harvey của Viện nghiên cứu tim Victor Chang, sau khi chào đời, hệ thống cơ thể liên quan đến khả năng phát triển tế bào không còn hoạt động và từ lâu việc tái tạo các bộ phận của tim được cho là không thể. "Một số nghiên cứu trước đây cho thấy tái tạo cơ tim có thể thực hiện, nhưng chỉ ở mức độ lâm sàng hoặc trị liệu thông thường. Nghiên cứu này chỉ ra mức độ thành công có thể cao hơn nếu tiến hành trong các điều kiện thích hợp", ông nói.

Harvey cùng cộng sự của Viện khoa học Weizmann, Israel, cho rằng có thể tái sinh số lượng tế bào cơ tim đến 45% bằng cách tăng số lượng hormone điều phối sự phát triển của các tế bào. Họ tập trung vào hệ thống tín hiệu ở tim do hormone neuregulin điều khiển, sau đó nghiên cứu sâu hơn cách thay thế mô bị hư hại và kích thích quá trình này bằng các loại thuốc. Khi tái tạo đươc mô tim tổn thương, việc điều trị các cơn đau tim sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

"Phải mất một vài năm để xác định tế bào cơ tim tái sinh có thể hoạt động được không trong cơ thể người và ít nhất 5 năm nữa trước khi phát triển bất kỳ ứng dụng điều trị nào", Sydney Morning Herald dẫn lời Harvey chia sẻ.

Cơn đau tim nghiêm trọng có thể gây ra hệ lụy suốt đời như suy tim, tim phình to, mềm và không thể bơm máu. Cách chữa trị duy nhất là ghép tim nhưng số lượng tim hiến tặng rất có hạn.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.