Tìm kiếm lòng tin cho A.I

GD&TĐ - Các “ông lớn” trong ngành công nghệ trên thế giới tỏ ra rất quan tâm tới việc bảo đảm rằng sử dụng trí thông minh nhân tạo (A.I) để sàng lọc hàng núi dữ liệu, phân tích khuôn mặt hoặc xây dựng trợ lý ảo sẽ không đem lại tác động tiêu cực.

Google đang tiên phong tìm kiếm chức năng “đạo đức” cho trí tuệ nhân tạo
Google đang tiên phong tìm kiếm chức năng “đạo đức” cho trí tuệ nhân tạo

Những nỗ lực để làm dịu mối lo ngại rằng, máy móc hiện đại có thể bị lợi dụng cho mục đích bất chính, vẫn không được chấp nhận rộng rãi. Một số người hoài nghi rằng, đây chỉ là “nghệ thuật làm màu” của các tập đoàn, bởi các tập đoàn, bởi các tập đoàn thực ra quan tâm đến lợi nhuận hơn là lợi ích cho xã hội.

“A.I có đạo đức” đã trở thành cụm từ mới tại các tập đoàn công nghệ, được đưa vào các ủy ban đánh giá nội bộ, các dự án nghiên cứu và sáng kiến từ thiện.

Động thái này xuất hiện nhằm giải quyết những lo ngại về phân biệt chủng tộc và giới tính, xuất hiện trong chương trình nhận dạng khuôn mặt và các hệ thống A.I khác, cũng như giải quyết nỗi lo mất việc vào tay công nghệ mới và việc vận dụng nó vào luật pháp và quân đội.

Có bao nhiêu phần trăm sự thật đằng sau các chiến dịch đạo đức công khai đang ngày càng gia tăng? Ai sẽ có quyền quyết định rằng công nghệ nào không gây hại? Hãng Google đã phải đối mặt với cả hai câu hỏi trên khi thành lập ban cố vấn bên ngoài mới vào cuối tháng 3, để giúp hướng dẫn cách sử dụng trí thông minh nhân tạo (A.I) trong các sản phẩm.

Thay vì lấy lòng các nhà phê bình tiềm năng, nó lại châm ngòi hiềm khích trong nội bộ. Hơn một tuần sau đó, Google đối diện trước áp lực từ phản ứng dữ dội và giải tán hội đồng.

Ban cố vấn bên ngoài sụp đổ theo từng giai đoạn. Một trong 8 thành viên đầu tiên rời khỏi ban ngay sau khi được thành lập mới có vài ngày; một người khác nhanh chóng trở thành mục tiêu bị các nhân viên Google phản đối - những người cho rằng quan điểm bảo thủ không phù hợp với các giá trị được tuyên bố của công ty.

Khi hàng nghìn nhân viên kêu gọi bãi nhiệm Chủ tịch Quỹ Di sản Kay Coles James, Google đã giải tán ban cố vấn trong tuần trước. “Tôi nghĩ quyết định của Google phản ánh sự hiểu biết rộng rãi hơn của công chúng rằng đạo đức liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ tạo ra một ban đạo đức mà không có khung thể chế để cung cấp trách nhiệm giải trình”, nhà nghiên cứu A.I Ben Wagner cho biết.

Sáng kiến trên của Google đã rơi vào xu hướng công nghiệp công nghệ mà Wagner gọi là “đạo đức giả”, điều mà ông mô tả là một nỗ lực hời hợt, chủ yếu sinh ra để làm vừa lòng công chúng hoặc các nhà lập pháp. Các công ty lớn đang nỗ lực thảo luận rõ ràng về nghiên cứu phát triển A.I của họ trong những năm gần đây.

Điển hình như Microsoft, tập đoàn thường cố gắng dẫn đầu ngành về các vấn đề đạo đức và quyền riêng tư đã xuất bản các nguyên tắc xung quanh việc phát triển A.I, phát hành một cuốn sách ngắn thảo luận về ý nghĩa xã hội của công nghệ và kêu gọi một số quy định của các chính phủ về công nghệ A.I.

Ông Oren Etzioni, Giám đốc điều hành của Viện A.I Allen - cho biết, thật tốt khi các công ty đang nghiên cứu về vấn đề này và tìm kiếm quan điểm về đạo đức công nghiệp. Nhưng cuối cùng, ông Etzioni nói, CEO của một công ty có nhiệm vụ quyết định những gợi ý về đạo đức A.I để kết hợp trong các quyết định kinh doanh.

Wagner cho biết bây giờ sẽ là lúc để Google thiết lập các nguyên tắc đạo đức bao gồm các cam kết mà họ phải tuân thủ, giám sát bên ngoài và các điểm kiểm soát khác để buộc các hãng công nghệ phải chịu trách nhiệm về những nghiên cứu của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.