Tìm kiếm cháu bé 3 tuổi ngã xuống sông mất tích tại Huế

GD&TĐ - Lực lượng chức năng TP Huế đang tích cực triển khai các biện pháp tìm kiếm cháu bé 3 tuổi ngã xuống sông mất tích.

Lực lượng chức năng tìm kiếm cháu bé 3 tuổi mất tích. (Ảnh: C.Đ).
Lực lượng chức năng tìm kiếm cháu bé 3 tuổi mất tích. (Ảnh: C.Đ).

Chiều 16/11, đại diện UBND phường Phú Thượng (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, trên địa bàn xảy ra vụ việc một cháu bé 3 tuổi ngã xuống sông mất tích.

Theo đó, khoảng 9h sáng cùng ngày, cháu H.P.Q.N. (SN 2020, trú tổ dân phố Tây Trì Nhơn, phường Phú Thượng) khi đang chơi cùng bạn không may bị trượt chân ngã xuống sông Phổ Lợi.

Phát hiện sự việc, người dân liền nhảy xuống để cứu cháu N., tuy nhiên, do sự việc xảy ra quá nhanh, dòng nước chảy mạnh và xiết nên cháu N. bị chìm xuống nước và mất tích ngay sau đó.

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng chức năng nhanh chóng triển khai công tác tìm kiếm. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm thấy cháu N.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, đến 10h ngày 16/11, mưa lũ đã làm 1 người chết, 1 người mất tích do lật ghe tại TP Huế; sạt lở đất đá vùi lấp làm 2 người bị thương tại thị xã Hương Trà.

Khoảng 85% tuyến đường của 36 phường, xã của TP Huế bị ngập. Các tuyến đường khu vực Bắc sông Hương (Vạn Xuân, Chi Lăng, Bạch Đằng, Mai Thúc Loan....) ngập bình quân 0,8-1,2m; các tuyến đường khu vực Nam sông Hương (Hùng Vương, Trường Chinh, Trần Quang Khải, Bến Nghé, Đống Đa, Tố Hữu, Lê Minh, Huỳnh Tấn Phát,...) ngập bình quân 0,5-1m.

Mực nước sông Hương vẫn còn cao trong sáng 16/11. (Ảnh: Hoàng Hải).

Mực nước sông Hương vẫn còn cao trong sáng 16/11. (Ảnh: Hoàng Hải).

Ngoài ra rất nhiều khu dân cư và các tuyến đường trọng yếu ở các huyện, thị xã của Thừa Thiên - Huế như Phong Điền; Quảng Điền; Phú Lộc thị xã Hương Thủy, Hương Trà... cũng ngập sâu trong nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.