Tìm hiểu sâu hơn mô hình doanh nghiệp thân thiện với trẻ em

GD&TĐ - Ngày 23/1, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), Phòng thương mại Châu Âu (EuroCham), Quỹ Đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế (SCI) phối hợp tổ chức Hội thảo “Tạo xu hướng - Dẫn dắt thay đổi” 2018. 

Phiên đối thoại chia sẻ giá trị để phát triển doanh nghiệp bền vững
Phiên đối thoại chia sẻ giá trị để phát triển doanh nghiệp bền vững

Tham dự Hội thảo có hơn 40 đại diện MSD, EuroCham, VIGEF vàSCI, cũng như các Diễn giả quốc tế; và đại diện các tổ chức xã hội và các cơ quan báo chí quan tâm đến chủ đề của Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD chia sẻ: “Nói tới doanh nghiệp, chúng ta thường nghĩ và nói ngay tới lợi nhuận, tăng trưởng, chứng khoán, và bây giờ là công nghệ 4.0, hiếm khi truyền thông và các diễn đàn nói tới Philanthropy – từ thiện phát triển. Ở một khía cạnh nào đó, việc này khiến mọi người nghĩ rằng, từ thiện phát triển có lẽ chỉ là việc phụ, việc làm thêm của doanh nghiệp, đặc biệt là dành cho các doanh nghiệp lớn, dư dả chứ không mật thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp…

Bà Nguyễn Phương Linh phát biểu khai mạc hội thảo
Bà Nguyễn Phương Linh phát biểu khai mạc hội thảo

Tuy nhiên, trên thực tế, từ thiện phát triển, cùng với xu hướng phát triển của xã hội, gắn bó mật thiết với doanh nghiệp. Thay vì nghĩ rằng: “Khi nào doanh nghiệp lớn thì mới tham gia từ thiện phát triển”, hãy nghĩ ngược lại “Hãy đặt từ thiện phát triển, chia sẻ giá trị vào trung tâm chiến lược của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, năng lực cạnh tranh, văn hoá và phát triển lớn mạnh”.

Nói về từ thiện phát triển và xu hướng từ thiện phát triển tại Châu Á, bà Mehvesh Mumtaz Ahmed, Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Xã hội và Hoạt động cộng đồng Châu Á (CAPS) nhấn mạnh: “Từ thiện phát triển được xem là một nguồn lực lớn dành cho các tổ chức làm về phát triển ở Châu Á, mà ở đó chính bản thân các tổ chức cần chứng minh được năng lực thực sự của mình”.

Theo khảo sát của CAPS, chỉ số đóng góp cho xã hội của các doanh nghiệp tại Nhật Bản, Singapore và Đài Loan xếp ở mức “thực hiện tốt” hay rất tốt bởi ở các quốc gia này có sự khuyến khích từ phía Chính phủ. Ví dụ như ở Singapore có chính sách khấu trừ thuế là 250%. Nếu như bạn đóng góp 1 đô la, bạn có thể nhận lại 2,5 đô la.

Cũng theo kết quả của khảo sát này, cùng với Hong Kong, Korea, Malaysia, Philippines, Sri lanka và Thái Lan, Việt Nam là một trong những quốc gia đang thực hiện tốt từ thiện phát triển. Một trong những điều cản trở các doanh nghiệp trong việc thực hiện đóng góp cho xã hội chính là thuế, sự khuyến khích từ chính phủ. Do đó, để đẩy mạnh chỉ số này cần có sự gắn kết giữa Nhà nước và khối doanh nghiệp. Chính phủ cần tạo ra hành lang cho các doanh nghiệp bao gồm cả việc tạo sự khuyến khích hay khấu trừ thuế.

Đống đảo khách mời tham gia hội thảo
Đống đảo khách mời tham gia hội thảo 

Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục đối với sự phát triển của đất nước. Để có thể phát triển giáo dục trong thời gian tới cần phát triển mô hình giáo dục 3 NHÀ: Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà trường. Ông cũng cho biết, riêng đối với Quỹ, một tổ chức phi lợi nhuận, cũng tự vận động, tự xây dựng quỹ cho tổ chức mình để quay lại hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lợi khác. Do đó, cần có sự hợp tác, phối hợp với doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án của Quỹ.

Tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ và mong muốn được tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nữa về mô hình doanh nghiệp thân thiện với trẻ em, đặc biệt là doanh nghiệp từ thiện phát triển trong mảng giáo dục và có các hoạt động kết nối cụ thể để tạo nên một hệ sinh thái các tổ chức cam kết với từ thiện phát triển nói chung và từ thiện phát triển gắn với phát triển các mô hình doanh nghiệp thân thiện với trẻ em nói riêng.

Hội thảo kết thúc với thông điệp “Chúng ta ở đây để thảo luận các xu hướng mới, và lan toả truyền cảm hứng để bắt đầu thực hành và dẫn dắt các thay đổi, tạo ra các giá trị chia sẻ cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội và phát triển cộng đồng".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.