Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển

GD&TĐ - Sáng nay (22/2), tại Hà Nội, GS.TS Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận về một số nội dung liên quan đến phát triển GD&ĐT của tỉnh.

Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển
Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển ảnh 1Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển ảnh 2Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển ảnh 3Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển ảnh 4Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển ảnh 5Tìm giải pháp hỗ trợ GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận phát triển ảnh 6

Cùng dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga; Về phía tỉnh Ninh Thuận có ông Nguyễn Đức Thanh – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ông Lê Văn Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ninh Thuận là tỉnh còn rất nhiều khó khăn, hằng năm được Trung ương hỗ trợ trên 70% ngân sách, đồng bào các dân tộc trong tỉnh còn có đời sống đặc biệt khó khăn hơn.

Đây là tỉnh thuộc vùng trũng của giáo dục cả nước với chất lượng giáo dục, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đứng ở top trung bình, việc hoàn thành các mục tiêu phổ cập giáo dục đứng ở top thấp so với cả nước...

Chính vì vậy, tại buổi làm việc, tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất với Bộ GD&ĐT về chủ trương thành lập cơ sở giáo dục đại học (hoặc Viện Nghiên cứu) trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh với Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh; Hỗ trợ tỉnh triển khai Đề án Trường THPT Chuyên, hỗ trợ tỉnh quy hoạch, phát triển hệ thống Trường PTDTNT tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh, tạo nguồn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sau khi nghe ý kiến của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đại diện các Cục, Vụ chức năng của Bộ về những vấn đề trên đây, phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị trong thời gian tới tỉnh Ninh Thuận chú trọng thực hiện những công tác sau:

Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo bộ quy chuẩn chung của Bộ để từ đó có kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư hiệu quả trong kế hoạch trung, dài hạn;

Chủ động xây dựng và rà soát công tác đội ngũ, kịp thời có những đề xuất với Bộ hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng và có hướng chỉ đạo, giải quyết các vấn đề thừa, thiếu giáo viên;

Đặc biệt, trong công tác này, Bộ trưởng nhấn mạnh phải thắt chặt kỷ cương, nền nếp, đạo đức nhà giáo, coi trọng quy chế dân chủ ở cơ sở, không để một số ít giáo viên có đạo đức không chuẩn ảnh hưởng đến tập thể sư phạm đơn vị trường và rộng hơn là toàn ngành;

Tiếp đó, tỉnh Ninh Thuận cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ.

Trong rà soát và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trường, lớp học, Bộ trưởng đề nghị tỉnh cần xây dựng những đề án đầu tư cụ thể. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: trước mắt tỉnh Ninh Thuận cần tập trung chỉ đạo và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, cụm thi tại tỉnh diễn ra nhẹ nhàng, nghiêm túc;

Đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trường học… Trong khi triển khai thực hiện các công tác trên đây, Bộ trưởng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận phối kết hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT để nhận được sự hỗ, trợ kịp tháo gỡ khó khăn vướng mắc…

Về những xuất của tỉnh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đi sâu phân tích xu hướng phát triển của vùng, của tỉnh và những lợi thế khi thành lập cơ sở giáo dục đại học của tỉnh theo hình nào có lợi nhất cho tỉnh.

Bộ trưởng khẳng định: Trước mắt, Ninh Thuận chưa nên thành lập trường đại học mà thành lập Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh tại tỉnh; Tiếp đó phát triển theo hướng trường đại học xứng tầm với vùng, có các ngành đào tạo trọng điểm và xứng tầm quốc tế;

Với đề xuất hỗ trợ tỉnh xây dựng Trường THPT Chuyên, Bộ trưởng đề nghị tỉnh phải lập dự án đầu tư xây dựng cụ thể theo từng việc để Bộ có hướng hỗ trợ về nguồn lực.

Về hệ thống các trường PTDTNT, theo Bộ trưởng, tỉnh Ninh Thuận phải quy hoạch, sắp xếp lại chứ không thành lập trường PTDTNT mới; Ở các huyện có thể dồn lại thì sáp nhập trường để đầu tư tập trung, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực đầu tư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ