Nếu bất cứ thứ gì có thể khởi động cuộc đua khai thác kim loại trong vũ trụ, thì đó sẽ là tiểu hành tinh này - Psyche 16, nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc và mang theo đủ lượng vàng để “biếu” cho mỗi người trên Trái đất một nghìn tỷ đô la.
Số lượng lớn vàng, sắt và niken chứa trong tiểu hành tinh này đang gây kinh ngạc cho giới khoa học. Tiểu hành tinh này vừa được tìm ra. Bây giờ, yêu cầu đặt ra là cần tiếp cận với nó.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã có kế hoạch làm điều đó, bắt đầu vào năm 2022.
Nhà khai thác vàng kỳ cựu Scott Moore, Giám đốc điều hành của EuroSun Mining, “người khổng lổ vàng” hiện kiểm soát hàng trăm công xưởng sản xuất vàng tốt nhất trên thế giới, nhưng 4-5 triệu ounce vàng mà họ mang đến thị trường mỗi năm không thể so sánh nếu thực sự có các cuộc chinh phạt vàng nằm sẵn trong không gian.
Trong những thập kỷ tới, nếu bạn muốn trở thành một “người khổng lồ vàng”, bạn sẽ phải rời chân khỏi mặt đất. Những người khổng lồ thực sự thường không nằm trên Trái đất.
Cơn sốt vàng thế kỷ 21
Chúng ta thực sự có thể trích xuất tiểu hành tinh vàng này không ? Đó là câu hỏi trị giá hàng tỷ đô la, chắc chắn là vậy.
Tất nhiên, tất cả phải phụ thuộc vào hai điều quan trọng: Tính khả thi về mặt kinh tế và sự tiến bộ công nghệ vũ trụ trong tương lai.
Và thực sự, chúng tôi cũng không đơn độc. Có những cường quốc thế giới khác cũng muốn tiếp cận với tiểu hành tinh đó. Trung Quốc đã lên kế hoạch chạy đua đầu tiên trong cuộc đua này.
Mitch Hunter-Scullion, người sáng lập Công ty Khai thác các Tiểu hành tinh có trụ sở tại Anh, nói với BBC rằng đây chắc chắn là ngành công nghiệp sẽ bùng nổ trong tương lai.
Một khi bạn thiết lập cơ sở hạ tầng thì khả năng khai thác sẽ là gần như là vô hạn, anh nói.
Scott Moore cũng đồng ý: Ngày nay, những gì chúng ta đang làm trên mặt đất có thể rất ấn tượng, nhưng cũng giống như mọi thứ khác, việc thăm dò và khai thác vàng trong không gian chỉ là vấn đề của cơ sở hạ tầng và thời gian. Cuối cùng, chúng ta sẽ đạt được nó, không sớm thì muộn.
Nhưng việc khai thác này không chỉ để cập đến triển vọng đối với hành tinh trị giá hàng tỷ tỷ đô la, cách Trái đất 750 triệu km này.
Còn có các nhiều tiểu hành tinh khác gần Trái đất, đi sát Trái đất hoặc có thể bị đẩy vào quỹ đạo mà từ đó chúng ta có thể chiết xuất được các nguyên tố.
Mặt trăng, cũng là nơi chứa các tài nguyên giàu có từ kim loại nhóm vàng, bạch kim đến Helium-3, nước và đất hiếm. Mặc dù, do tác động của trọng lực, một vật trên Mặt trăng chỉ là nặng bằng một phần sáu trên Trái đất, nhưng các nhà khoa học cho biết có đủ sự hấp dẫn để triển khai việc khai thác.
Ai sẽ đến đó trước?
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bắt đầu cuộc đua này, và đây sẽ là một cuộc đua dễ dàng hơn cho quốc gia này, nơi kiểm soát hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn và duy trì một mối liên hệ chặt chẽ đối với các nhà phát triển công nghệ.
Cũng không thể nói rằng Hoa Kỳ không có tham vọng ở đây. Sự khác biệt, chắc chắn, là rõ ràng. Trong khi NASA tập trung vào các nhiệm vụ khoa học và thám hiểm không gian, Trung Quốc tập trung vào một nền kinh tế dựa trên khai thác nguồn lực không gian, hướng đến việc tạo ra của cải lâu dài.
Bất cứ ai đến trước sẽ trở thành “vị thần vàng” mới và cuộc cạnh tranh đang ngày càng nóng lên.