Tiểu hành tinh có nguy cơ đâm vào Trái đất không nguy hiểm

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một tiểu hành tinh từng được cho là có xác suất 1/600 sẽ va vào Trái đất đúng Ngày lễ tình nhân năm 2046.

NASA ước tính, Trái đất không phải đối mặt với mối nguy hiểm nào từ một vụ va chạm tiểu hành tinh trong ít nhất 100 năm tới.
NASA ước tính, Trái đất không phải đối mặt với mối nguy hiểm nào từ một vụ va chạm tiểu hành tinh trong ít nhất 100 năm tới.

Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học cho rằng, tiểu hành tinh này gần như chắc chắn sẽ lướt qua Trái đất mà không gây sự cố nào.

NASA tuyên bố, hiện, xác suất tiểu hành tinh đâm vào Trái đất trong Ngày lễ tình nhân năm 2046 là 1/600. Tiểu hành tinh được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 27/2. Các nhà khoa học đặt tên tiểu hành tinh này là “2023 DW”.

Tiểu hành tinh này có đường kính khoảng 165 feet (50 mét), hoặc gần bằng chiều dài của một bể bơi cỡ Olympic.

Ban đầu, Văn phòng Điều phối Phòng thủ Hành tinh của NASA cho rằng, cơ hội va chạm là mong manh, nhưng có thể xảy ra tác động trực tiếp. Giờ đây, NASA đã thay đổi ước tính này.

Họ cho rằng, cơ hội tiểu hành tinh va vào Trái đất là khoảng 1/770. Điều đó có nghĩa là nó có 99,87% khả năng bỏ sót chúng ta. Trung tâm Điều phối Vật thể gần Trái đất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đã hạ thấp ước tính rủi ro này. Cụ thể, họ đã hạ tỷ lệ tác động từ 1/625 xuống khoảng 1/1.584.

Richard Moissl - người đứng đầu văn phòng bảo vệ hành tinh của ESA, cho biết: “Không cần phải lo lắng về tiểu hành tinh này”. NASA theo dõi vị trí và quỹ đạo của khoảng 28.000 tiểu hành tinh bằng Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động trên mặt đất (ATLAS).

Đây là một dãy bốn kính viễn vọng có thể thực hiện quét toàn bộ bầu trời đêm cứ sau 24 giờ. Cơ quan vũ trụ đánh dấu bất kỳ vật thể không gian nào đến trong phạm vi 120 triệu dặm (193 triệu km) của Trái đất là “vật thể gần Trái đất”.

Họ đồng thời phân loại bất kỳ vật thể lớn nào trong phạm vi 4,65 triệu dặm (7,5 triệu km) của hành tinh chúng ta là “có khả năng gây nguy hiểm”.

NASA ước tính, Trái đất không phải đối mặt với mối nguy hiểm nào từ một vụ va chạm tiểu hành tinh trong ít nhất 100 năm tới. Nếu 2023 DW đâm vào Trái đất, nó sẽ không phải là một sự kiện thảm khốc như sự kiện khiến khủng long tuyệt chủng 66 triệu năm trước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các tiểu hành tinh nhỏ hơn không gây nguy hiểm.

Do đó, các cơ quan vũ trụ trên khắp thế giới đang nghiên cứu những biện pháp khả thi để làm chệch hướng một tiểu hành tinh nguy hiểm, trong trường hợp nó đi về phía Trái đất.

Vào ngày 26/9, tàu vũ trụ DART của NASA đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos và làm nó lệch hướng. Tàu vũ trụ đã làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh trong 32 phút ở lần thử nghiệm. Kể từ đó, NASA nhận định, sứ mệnh này là một thành công ngoài mong đợi.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ