Lần đầu tiên vụ thử nghiệm hạt nhân thuộc hàng tuyệt mật của Hoa Kỳ được thử nghiệm ngay trong lòng quốc gia này đã được hé lộ.
Cuộc chạy đua thử bom hạt nhân của các cường quốc
Khi đó là 10 giờ sáng. Bầu không khí có vẻ như căng thẳng cho một cái gì đó. Cũng không mấy khó hiểu khi đã dần đến lúc một quả bom nguyên tử chuẩn bị cho phát nổ ở cách đó 3 dặm đường. Hàng thập niên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính phủ Mỹ đã cho thử nghiệm hơn 1.000 quả bom hạt nhân. Hầu hết các vụ thử bom này đều được tiến hành ở hoang mạc Nevada hoặc trên các hòn đảo xa xôi của Thái Bình Dương. Nhưng bà Dorothy Breshears và những người hàng xóm của mình lại đang sống ở miền Nam Mississippi, cách New Orleans độ 100 dặm.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 1964, Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ (AEC) đã chuẩn bị cho kế hoạch “thổi” một hang động nằm ngay bên dưới cánh rừng thông tùng của quận Lamar. Đây là lần đầu tiên diễn ra 2 cuộc thử nghiệm bom hạt nhân ngay cùng một lúc, vụ thử nghiệm đã làm rung chuyển đất đai ở phía Đông của rặng núi Rockies.
Đó là một chương gần như bị lãng quên trong lịch sử của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ngay cả người địa phương sống ở hiện trường cũng không mảy may hay biết. Hôm nay ở tuổi 80, công dân Donald Nobles trầm ngâm nói: “Đến giờ tôi còn không biết căn nguyên nào họ muốn làm điều đó”. Có 2 nguyên tố đưa bom hạt nhân đến Mississippi: Hoài nghi và muối. Hồi cuối thập niên 1950, Mỹ, Liên Xô, Anh đều tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử và bom hydro trên đất liền, dưới biển và trên trời. Những cuộc thử bom này đã làm phát tán bức xạ đi khắp toàn cầu, gieo rắc nỗi kinh hoảng của công luận về căn bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh. Nền văn hóa Pop hay đặc tả về những loài bò sát và côn trùng bị nhiễm phóng xạ khiến cơ thể chúng trở nên quái dị.
Một người dân đang thẩm tra ngôi nhà bị hư hỏng sau vụ thử nghiệm |
Các động muối thử bom hạt nhân
Sử gia David Allen Burke từ Đại học Auburn (tiểu bang Alabama, Mỹ) giải thích rằng, người Mỹ tìm kiếm các dạng mái vòm mỏ muối như cách mà người Nga dùng để thử nghiệm bom hạt nhân. Ông Burke dẫn giải: “Những mái vòm mỏ muối này có cùng đường kính, cùng kích cỡ, nó là những mái vòm khổng lồ và nằm sâu dưới lòng đất, những nơi này không dễ bị can thiệp như hồ nước ngầm hay mỏ dầu hoặc bất kỳ thứ gì khác”.
Sử gia Burke cũng là người đã viết một cuốn sách nói về các vụ thử nghiệm bom hạt nhân ở Mississippi. AEC đã nhắm tới miền Nam tiểu bang Mississippi, nơi có nhiều mái vòm muối khổng lồ. Chính phủ Mỹ đã cho thuê một diện tích gần 607 ha diện tích cánh rừng thông tùng của một trong các mái vòm mỏ muối để cho cuộc thử nghiệm diễn ra suôn sẻ. Ý tưởng về một cuộc thử nghiệm bom hạt nhân ở một khu vực gần tiếp giáp với các thành phố lớn được cho là không bình thường. Thế nhưng Thống đốc Mississippi - Ross Barnett lại tỏ ra hồ hởi đối với thâm ý của AEC, ngay cả khi ông chiến đấu với chính quyền Kennedy về dân quyền.
Vụ nổ bom đầu tiên có tên mã là Cá Hồi, đó là một thiết bị nặng 5,3 kiloton đã phát nổ trong một động của mái vòm muối nằm sâu nửa dặm dưới lòng đất. Vụ nổ thứ hai có tên mã là Đồng bảng Anh, là một thiết bị nặng 380 kiloton và cho nổ ngay một động bên trái ngay cạnh nơi nổ bom Salmon. Các nhân viên của AEC đã cho khoan một cái lỗ sâu 822m vào bên trong mỏ muối, rồi thả quả bom đầu tiên bọc trong khối bê tông dài 182m xuống đó… rồi chờ đợi.
Vụ nổ bom Cá Hồi đã được triển khai sau gần 1 tháng có những trục trặc kỹ thuật và cả thời tiết xấu (bao gồm cơn bão Hilda từng tàn phá tiểu bang Louisiana). Dân sống cách nơi thử nghiệm khoảng 5 dặm đã nhận lệnh phải di tản và họ nhớ lại có 2 lần phải di tản bất ngờ cho những vụ nổ chưa bao giờ xảy ra. Mỗi lần di tản như vậy, người lớn nhận tiền bồi thường 10 USD / người, 5 USD / trẻ em.
Cuối cùng vào lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 10 năm 1964, cái giờ khắc định mệnh đã tới. Steve Thompson và gia đình đã rời đi cho buổi sinh hoạt dã ngoại tại hồ Columbia, cách nơi diễn ra vụ nổ bom khoảng 10 dặm. Họ nhìn thấy một đợt làn sóng quét trên mặt hồ và có cảm giác đất dưới chân họ đang rung lên. Nhớ lại cái ngày ở tuổi 15 của mình, ông Thompson tếu táo nói: “Tôi có cảm giác như mình đang ngồi trên thuyền. Có 2 con sóng to, còn gợn sóng lăn tăn thì không đếm xuể”. Nhớ lại cái năm thưở lên 10 và hãy còn khá bẽn lẽn, bà Brenda Foster nói: “Tôi có cảm giác như mặt đất nhô lên và sụp xuống. Cửa sổ trong nhà rung lắc, ống khói bị nứt. Đó là tất cả những gì tôi còn nhớ và mãi mãi sẽ không quên”.
Sau vụ nổ, có khoảng 400 người đã nộp đơn đòi chính quyền bồi thường thiệt hại do nhà họ bị nứt nẻ. Nông trang của gia đình Nobles (cách hiện trường vụ nổ khoảng 8 dặm) đã bị hư 2 cái giếng nước. Nhà người hàng xóm Horace Burge thì hầu như bị đánh sập hoàn toàn. Hơn 2 năm sau ngày xảy ra vụ nổ, khoảng tháng 12 năm 1966, AEC đã cho thả quả bom thứ 2 xuống một cái lỗ khoan sâu 33,5m ngay tại nơi xảy ra vụ nổ lần đầu.
Thiết bị nhỏ hơn này không khiến người trên mặt đất mảy may nghi hoặc, và kết quả khoa học cũng không mấy hoành tráng. Nhà vật lý Albert Latter dự đoán rằng nếu vụ nổ khoảng 100 kiloton thì sẽ không ai biết. Và dữ liệu như thế này sau đó đã giúp định hình cho một hiệp ước tiến tới giới hạn việc thử nghiệm dưới lòng đất đối với các đầu nổ từ 150 kiloton. Ông Jeffrey Lewis nhấn mạnh rằng, các vụ nổ dưới lòng đất là một thứ gì đó tốt đẹp. Một quốc gia khi muốn khởi động kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng họ thì không cách chi có thể che đậy những cuộc thử nghiệm nhất là với những siêu cường hạt nhân mới nổi, như Bắc Triều Tiên chẳng hạn, họ hạnh phúc vì đã để thế giới biết họ có “hàng nóng”.