Tiếp tục tranh luận về sao Diêm vương

GD&TĐ - Câu hỏi, liệu sao Diêm vương có phải là hành tinh thứ chín, hay chỉ là một trong những hành tinh lùn trong Hệ Mặt trời, lại một lần nữa được đặt ra. 

Tiếp tục tranh luận về sao Diêm vương

Tất cả là do một bài báo của các nhà khoa học thuộc một vài viện nghiên cứu của Mỹ, đăng tải trên tạp chí “Icarus”. Trong bài báo này, các nhà khoa học cho rằng quyết định “tước quyền làm hành tinh” của sao Diêm vương là chưa đủ sức thuyết phục.

Năm 2006, các chuyên gia Hội Thiên văn quốc tế khẳng định, sao Diêm vương không đáp ứng được các tiêu chuẩn của một hành tinh, mà một trong những lý do là nó có trọng lực không đủ lớn trên quỹ đạo và không thể làm sạch quỹ đạo khỏi các vật thể lớn khác. Các tác giả của bài báo đăng trên tạp chí “Icarus” nói trên cho rằng tiêu chuẩn này không có một cơ sở khoa học nào cả.

Ngay từ đầu, quyết định “hạ cấp” sao Diêm vương đã gây ra không ít ý kiến trái chiều. Đặc biệt là nhiều nhà khoa học Mỹ tỏ ra không hài lòng, bởi họ “mất đi” hành tinh duy nhất do một người đồng hương – nhà khoa học Clyde Tombaugh phát hiện ra.

Các đề nghị xem xét lại quyết định rộ lên khoảng 3 năm trước, trong thời gian tàu thăm dò vũ trụ New Horizons bay qua sao Diêm vương. Đối với nhiều người, các bức ảnh khác thường chụp bề mặt sao Diêm vương, các vệ tinh của nó và dấu vết khí quyển là chứng cớ cho thấy sao Diêm vương bị “hạ cấp” một cách phi lý. Tuy nhiên, Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) – cơ quan duy nhất có thẩm quyền đặt tên chính thức cho các thiên thể, đã không bày tỏ ý kiến về vấn đề này.

Trong khi đó, các nhà khoa học Mỹ sử dụng chiến thuật khác. Họ không chỉ ra những đặc điểm mới phát hiện của sao Diêm vương, nhưng lại chú ý đến tính không chắc chắn về cơ sở khoa học của quyết định năm 2006. IAU khi đó nhấn mạnh rằng sao Diêm vương bị ảnh hưởng hấp dẫn của sao Hải vương, còn quỹ đạo của nó cắt ngang dải Kuiper ốn đầy các mảnh đá vũ trụ lạnh lẽo.

Các nhà khoa học: Philip Metzger ở ĐH Trung tâm Florida, Kirby Runyon ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng bang Maryland, Marek Sykes ở Viện Khoa học hành tinh và Alan Stern ở Viện Nghiên cứu Southwest chứng minh rằng trong hơn 200 năm trở lại đây, tiêu chuẩn về hành tinh không được áp dụng. Tiêu chuẩn cho rằng, hành tinh phải làm sạch quỹ đạo của nó chỉ xuất hiện một lần, trong một công trình nghiên cứu khoa học năm 1802.

Theo Philip Metzger, thậm chí các vệ tinh như Titan (quay xung quanh sao Thổ) hay

Europa (xung quanh sao Mộc) đã từng được các nhà khoa học gọi chung là hành tinh. “Định nghĩa mà IAU đưa ra có nghĩa là đối tượng thiên văn cơ sở như hành tinh buộc phải được xác định dựa trên khái niệm mà không ai để ý đến khi nghiên cứu – ông

Metzer cho biết – Trong khi đó, chúng ta có hơn 100 ví dụ về việc các nhà thiên văn học sử dụng khái niệm hành tinh trái với định nghĩa của IAU”.

Theo các tác giả công trình nghiên cứu, định nghĩa hành tinh phải được dựa trên các đặc tính bên trong mà không dựa trên các đặc tính có thể biến đổi, chẳng hạn như các thông số về quỹ đạo hành tinh. Các đặc tính động lực học không ổn định, chứng tỏ có hiện tượng nào đó đang diễn ra với hành tinh trong thời điểm nhất định.

Theo Metzger, những thiên thể có kích thước đủ lớn để lực hấp dẫn tạo cho chúng hình cầu, đều có thể gọi là hành tinh. “Đây không phải là định nghĩa tình cờ. Tình huống đặc tính động lực học không ổn định chứng tỏ bên trong thiên thể có thể xuất hiện những quá trình địa chất tích cực” – Metzger nói – “Sao Diêm vương có đại dương dưới đất, bao gồm nhiều lớp khí quyển, các hạt hữu cơ và hệ thống nhiều vệ tinh. Sao Diêm vương sống động hơn cả sao Hỏa. Trong Thái Dương hệ, chỉ có Trái đất là có tính chất địa chất phức tạp”.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ