Con người mất bao lâu để đến hệ sao gần nhất?

Với động cơ tên lửa hiện tại, hành trình của con người tới hệ sao gần nhất Alpha Centauri sẽ mất hàng chục nghìn năm.

Con người mất bao lâu để đến hệ sao gần nhất?

Tháng 4/2016, tỷ phú Yuri Milner người Nga tuyên bố đầu tư 100 triệu USD cho dự án du hành vũ trụ "Breakthrough Starshot". Mục tiêu của dự án này là phóng tàu vũ trụ siêu nhỏ với tốc độ bằng 20% vận tốc ánh sáng tới Alpha Centauri, hệ sao gần nhất cách Mặt Trời 4,37 năm ánh sáng.

Tháng 1/2006, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng tàu vũ trụ New Horizons di chuyển với vận tốc 58.536 km/h đến sao Diêm Vương và các mặt trăng của nó. New Horizons mất 9 năm rưỡi để thực hiện hành trình của mình. Nếu muốn bay tới hệ thống sao Alpha Centauri, tàu vũ trụ New Horizons sẽ mất khoảng 78.000 năm.

Nhiều cuốn sách và phim khoa học viễn tưởng thường đề cập đến vấn đề du hành vũ trụ với tốc độ nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Điều này thách thức sự hiểu biết của các nhà vật lý về hoạt động của không gian và thời gian.

Năm 1994, Miguel Alcubierre, nhà vật lý người Mexico, lần đầu tiên đưa ra ý tưởng di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng bằng cách làm biến dạng không gian – thời gian.

Tháng 11/2013, Harold White, trưởng Nhóm Lực đẩy Tiên tiến thuộc Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, trình bày về một phi thuyền di chuyển nhanh hơn ánh sáng trong không gian cong tại Hội thảo Không gian SpaceVision 2013 tổ chức ở Phoenix, Mỹ. Phi thuyền này được gọi là Warp Drive.

Warp Drive sẽ tạo ra vùng không gian có mật độ năng lượng âm giống như một bong bóng lớn. Bong bóng này sẽ cưỡi trên các biến dạng không gian giống như miếng ván lướt trên sóng biển. Nếu chúng ta có thể chế tạo tàu vũ trụ Warp Drive, thời gian để đi tới Alpha Centauri sẽ rút ngắn từ vài nghìn năm xuống còn vài ngày.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ