Đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên làm trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Trần Đăng Minh- phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ, Trưởng ban chỉ đạo cùng các thành viên của BCĐ cấp huyện, và 2 BCĐ cấp xã (Phú Cường, Yên Lãng).
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 24 km, cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa và cây chè.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh, sự lãnh đạo của cấp uỷ và sự điều hành của chính quyền, tốc độ phát triển kinh tế của huyện những năm qua luôn đạt mức tăng trưởng khá, các hoạt động văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, đời sống nhân dân ổn định và ngày càng được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Huyện Đại Từ đã và đang phấn đấu về đích huyện Nông thôn mới vào năm 2023.
Về giáo dục và đào tạo, những năm gần đây, huyện đã chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Toàn ngành tập trung đầu tư cho công tác bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, đáp ứng tiêu chí kiểm định chất lượng, xây dựng trường chuẩn quốc gia và các tiêu chí về giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới; duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục (PCGD), công tác xóa mù chữ (XMC). Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện tích cực tham mưu có hiệu quả để thực hiện công tác PCGD, XMC trên toàn huyện, đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện. Có đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời từng năm giúp các địa phương thực hiện; Phối hợp chặt chẽ với các phòng, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sát sao các địa phương xây dựng và thực hiện PCGD, XMC, hoàn thành chương trình đúng kế hoạch đề ra; Chủ động triển khai làm tốt công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đoàn thể, gia đình, cộng đồng về vị trí, tầm quan trọng của PCGD, XMC.
Đoàn công tác làm việc với |
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tình hình thực hiện PCGD, XMC, chỉ đạo lập đầy đủ hồ sơ, các biểu mẫu thống kê có sự cập nhật đầy đủ các thông tin số liệu theo quy định; 100% xã, thị trấn xây dựng kế hoạch duy trì và thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng PCGD, XMC; Các trường tích cực tham mưu với các cấp để xây dựng, tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị đảm bảo đủ điều kiện về tiêu chuẩn quy định để duy trì kết quả PCGD, XMC.
Các xã có người mù chữ trong độ tuổi 15-60 tuổi đã xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp dạy học xóa mù chữ, làm tốt công tác tuyên truyền để người mù chữ tham gia học. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác PCGD, XMC ở địa phương trong việc xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn và các điều kiện đảm bảo PCGD, XMC được quy định trong Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT.
Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của PCGD, XMC. Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau như tuyên truyền trên loa đài truyền thanh của các xóm, tổ dân phố để phổ biến các nội dung của kế hoạch PCGD, XMC; đưa vào nội dung các buổi sinh hoạt, hội họp, giao ban của các tổ chức, đoàn thể từ xóm, xã, thị trấn để tuyên truyền, tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh và toàn xã hội tham gia vào công tác PCGD, XMC.
Đưa chỉ tiêu PCGD, XMC vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các xã (thị trấn) để chỉ đạo thực hiện; đưa kết quả thực hiện PCGD, XMC vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá thi đua. Chính quyền các xã (thị trấn) giao trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp vận động các gia đình nhằm huy động trẻ ra lớp, tạo điều kiện cho trẻ tham gia học tập theo các cấp học. Phát huy vai trò của các trung tâm học tập cộng đồng của các xã để tổ chức các lớp học xóa mù (nếu có); tăng cường vai trò của Hội khuyến học trong việc xây dựng gia đình học tập, dòng học học tập, cộng đồng học tập...
Phát biểu tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở GD&TĐ tỉnh Thái Nguyên, Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá cao công tác chuẩn bị của BCĐ huyện và các xã trên địa bàn huyện Đại Từ. Trong đó, địa phương đã có đầy đủ hệ thống các văn bản đảm bảo theo yêu cầu.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cũng đánh giá cao công tác tác triển khai thực hiện NQ 27 về việc mở lớp thực hiện xoá mù chữ trên địa bàn huyện Đại Từ. Đồng thời, đề nghị trong thời gian tới BCĐ cần tiếp tục có các giải pháp nhân rộng các mô hình xã hội học tập và duy trì kết quả phổ cập giáo dục bền vững trên địa bàn huyện. Giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện.
Bình luận