Tiếp tục các giải pháp phòng chống bạo lực học đường

GD&TĐ - Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường là yêu cầu của Bộ GD&ĐT đối với cơ sở giáo dục trước thềm năm học mới.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi vừa ký ban hành văn bản gửi các Sở GD&ĐT và các đơn vị, trường học về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường cho học sinh, sinh viên năm học 2024-2025.

Theo đó, đối với công tác giáo dục an toàn giao thông, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên.

Tăng cường hướng dẫn học sinh, sinh viên chấp hành các quy định tham gia giao thông an toàn khi điều khiển phương tiện; phối hợp với các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường và cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực trường học.

Thực hiện hiệu quả các Chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục. Tuyên truyền, vận động các cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh sinh viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Đối với công tác phòng, chống ma túy, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng chống ma túy đầu năm học 2024-2025, với chủ đề “Trường học không có ma túy”.

Tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết với nhà trường “Không sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy hoặc xúi giục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống ma túy cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên và các bậc cha mẹ.

Đối với công tác phòng, chống bạo lực học đường, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định của Chính phủ về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong toàn ngành Giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường.

Thực hiện lồng ghép tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống vào các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện; xây dựng và triển khai hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, bảo đảm các giá trị cốt lõi: Nhân ái - Tôn trọng - Trách nhiệm - Hợp tác - Trung thực.

Xem nội dung văn bản TẠI ĐÂY >>>

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.