Tiếng nói Xanh: Cuộc thi sẽ lan tỏa “tinh thần xanh” tới khu vực và châu Á

GD&TĐ -Các thành viên Hội đồng Chuyên môn đánh giá, cuộc thi mang đến cái nhìn khác biệt về khái niệm tranh biện và cũng như nỗ lực lan tỏa lối sống bền vững.

Các giám khảo hào hứng với những kết quả thuyết phục được trao cho đội thi xứng đáng trong cuộc thi Tiếng nói Xanh.
Các giám khảo hào hứng với những kết quả thuyết phục được trao cho đội thi xứng đáng trong cuộc thi Tiếng nói Xanh.

Nơi học cách ứng xử với thiên nhiên, môi trường

Là thành viên Ban giám khảo trong đêm chung kết, TS. Võ Trí Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh) nhận định Tiếng nói Xanh không đơn thuần là một sân chơi cạnh tranh, mà còn là một nguồn động viên quý báu, thúc đẩy tinh thần sống xanh và bền vững.

“Quan trọng hơn, cuộc thi cũng là cơ hội để chúng ta học hỏi cách ứng xử với thiên nhiên và môi trường xung quanh một cách tôn trọng và khoa học hơn – điều vô cùng thiết thực. Những thí sinh không chỉ đặt nền tảng cho sự cạnh tranh bằng những lập luận chặt chẽ, mà còn thể hiện tính logic, thẳng thắn và chân thành khi giao đấu và trao đổi ý kiến với đối thủ. Tôi tin rằng, cuộc thi này không chỉ là cơ hội học hỏi cho các thí sinh, mà còn là một nguồn cảm hứng cho chính chúng tôi, những thế hệ đi trước. Chúng tôi vô cùng hứng khởi khi được chứng kiến màn tranh tài của các em”, ông nói.

Trong khi đó, TS. Brian Wong, thành viên Hội đồng Chuyên môn cuộc thi kiêm Ban giám khảo trong đêm chung kết mùa một, Giáo sư Trợ lý tại Khoa Triết học, Đại học Hong Kong (Trung Quốc), bộ môn tranh biện nhận định, Tiếng nói Xanh không đơn thuần là một nơi để trao đổi kiến thức, mà còn là một không gian khuyến khích sự đam mê và tích cực trong việc thực hiện nghiên cứu của các bạn học sinh.

TS. Brian Wong chia sẻ về cuộc thi Tiếng nói Xanh trong đêm chung kết.

TS. Brian Wong chia sẻ về cuộc thi Tiếng nói Xanh trong đêm chung kết.

TS. Brian Wong chia sẻ về cuộc thi Tiếng nói Xanh trong đêm chung kết.

“Cuộc thi mở ra một cơ hội quan trọng để biến các ý tưởng của các thí sinh thành những đề xuất thực tế, đồng thời giúp các em tiếp cận với các nguồn lực để hiện thực hóa những ý tưởng đó. Điều này thực sự là hiếm thấy ở các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông, hay thậm chí là ở cấp đại học”, TS Wong nói.

TS. Wong đánh giá cuộc thi Tiếng nói Xanh đã thể hiện rằng đây không chỉ là một sân chơi dành cho các tài năng trong nước mà còn có thể vươn tầm quốc tế. "Tôi tin rằng Tiếng nói Xanh có thể mở rộng tầm ảnh hưởng, tiếp cận thí sinh ở những quốc gia khác, trước mắt có thể là trong khu vực châu Á", TS. Wong chia sẻ. Ông cũng tin tưởng rằng việc mở rộng sẽ tạo cơ hội cho các tài năng trẻ khắp châu lục tham gia, góp phần vào việc tạo ra những ý tưởng và giải pháp sáng tạo để giải quyết những thách thức toàn cầu.

Đồng tình với nhận xét này, ThS. Daniel Yoon - Người sáng lập và Tổng Thư ký của Liên đoàn Tranh biện Hàn Quốc (Debate Korea) – bày tỏ sự lạc quan về sức ảnh hưởng của cuộc thi Tiếng nói Xanh trong tương lai. "Với việc thu hút gần 1.700 đơn đăng ký chỉ trong mùa thi đầu tiên, tôi tin rằng Tiếng nói Xanh sẽ tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ hơn nữa. Cuộc thi này sẽ không chỉ giúp thúc đẩy lối sống bền vững tại Việt Nam, mà còn sẽ lan tỏa tinh thần ‘xanh’ tới các khu vực lân cận và xa hơn, với mục tiêu hướng tới toàn bộ khu vực Đông Nam Á và thậm chí là cả Châu Á", ThS. Daniel Yoon chia sẻ.

ThS. Daniel Yoon thảo luận cùng đội thi TruongBaoNgocTangVanHy về nội dung ý tưởng.

ThS. Daniel Yoon thảo luận cùng đội thi TruongBaoNgocTangVanHy về nội dung ý tưởng.

Gieo mầm nhận thức xanh

Các vị giám khảo quốc tế đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của Tiếng nói Xanh khi là cuộc thi hùng biện – tranh biện hiếm hoi chỉ tập trung duy nhất chủ đề môi trường và bền vững. Do vậy, Tiếng nói Xanh đã làm đậm nét và góp phần lan tỏa mạnh mẽ lối sống bền vững trong mục tiêu chung của cả thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Một trong những cách thức để lan tỏa lối sống xanh chính là tăng cường sự giao tiếp, thảo luận về chủ đề này. Và đó là lý do Tiếng nói Xanh có vai trò quan trọng như vậy, bởi cuộc thi không chỉ giúp nâng cao nhận thức của công chúng, mà còn đặc biệt là giữa những người sẽ kiến tạo những sự thay đổi trong tương lai”, ThS. Daniel Yoon chia sẻ.

ThS. Daniel Yoon đặt câu hỏi cho các đội thi bằng tiếng Anh trong đêm chung kết.

ThS. Daniel Yoon đặt câu hỏi cho các đội thi bằng tiếng Anh trong đêm chung kết.

Với ThS. Daniel Yoon, sự bền vững không chỉ là một mục tiêu ngắn hạn với những hoạt động ngắn hạn, mà cần phải được thực hiện thông qua một quá trình kéo dài qua nhiều thế hệ.

"Với Tiếng nói Xanh, chính các bạn học sinh mới là những người có khả năng đưa ra những ý tưởng mới. Việc tự mình đưa ra những ý tưởng và thảo luận về chúng không chỉ là một phần quan trọng, mà còn là điều cần thiết nhất cho sự bền vững", ông chia sẻ.

PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân, Viện Trưởng Viện nghiên cứu và phát triển sinh học nông nghiệp tiên tiến - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (thứ hai từ phải sang).

PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân, Viện Trưởng Viện nghiên cứu và phát triển sinh học nông nghiệp tiên tiến - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (thứ hai từ phải sang).

Trong khi đó, PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân, Viện Trưởng Viện nghiên cứu và phát triển sinh học nông nghiệp tiên tiến - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, bày tỏ, ngay từ vòng tứ kết và bán kết, bản thân bà đã vô cùng bất ngờ với những ý tưởng sáng tạo và phần trình bày đầy ấn tượng của các bạn học sinh. Tuy còn rất trẻ, thậm chí có bạn mới chỉ học lớp 10, nhưng các bạn đã thể hiện được bản lĩnh, kiến thức sâu rộng và sự tâm huyết trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt, tại các trận thi bằng tiếng Anh, bà thực sự ấn tượng bởi khả năng ngôn ngữ lưu loát, sự tự tin và cách các thí sinh trả lời những câu hỏi hóc búa của ban giám khảo.

“Là người gắn bó với nhiều chương trình phát triển bền vững, tôi đánh giá cao giá trị nhân văn và tầm nhìn xa của cuộc thi. Tiếng nói Xanh không chỉ là sân chơi để các bạn học sinh thể hiện tài năng mà còn là nơi gieo mầm những nhận thức xanh, từ đó dẫn đến những hành động xanh và những sản phẩm xanh cho tương lai. Mong rằng thông điệp ý nghĩa của cuộc thi sẽ tiếp tục lan tỏa, truyền cảm hứng cho những mùa giải sau với quy mô lớn hơn, hướng đến nhiều bạn học sinh hơn. Hy vọng rằng các bạn sẽ tiếp tục nuôi dưỡng những kiến thức xanh, trở thành những mầm xanh đầy tiềm năng, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam và toàn cầu”, bà cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.