Tiền Giang: Nhà trường sẽ chủ động kiểm tra học kỳ I

GD&TĐ - Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang có văn bản hướng dẫn các trường THCS, THPT về việc kiểm tra cuối học kỳ I. Theo đó, việc kiểm tra học kỳ I sẽ do các cơ sở giáo dục tự chủ động dựa vào tình hình cụ thể của đơn vị.

GV tỉnh Tiền Giang trong giờ dạy trực tuyến.
GV tỉnh Tiền Giang trong giờ dạy trực tuyến.

Việc kiểm tra, đánh giá phải thật sự công bằng, khách quan. Đề kiểm tra sẽ ra theo hướng 40% nhận biết, 30% thông hiểu, 20% vận dụng và 10% vận dụng cao. Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh đang học. Ngoài ra, cũng không kiểm tra, đánh giá đối với nội dung hướng dẫn học sinh, bao gồm: Tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu những nội dung học sinh thực hành, thí nghiệm.

Đối với bậc THPT, GDTX, đề kiểm tra môn Ngữ văn 100% tự luận. Sau khi hết giờ làm bài, phải cộng thêm 10 phút để học sinh chụp hình toàn bộ bài kiểm tra và gửi về nhà trường. Các môn còn lại kiểm tra 100% trắc nghiệm qua hệ thống phần mềm và sẽ trực tiếp chấm điểm cho học sinh. Đối với môn Giáo dục thể chất kiểm tra, đánh giá bằng sản phẩm thực hành của học sinh. Theo đó, học sinh sẽ quay đoạn video về phần thực hành của mình theo yêu cầu đề kiểm tra của giáo viên và gửi về trường hoặc giáo viên bộ môn trên nền tảng nhận bài do nhà trường lựa chọn.

Đối với học sinh lớp 1, 2, trong trường hợp bất khả kháng, đến thời điểm kiểm tra học kỳ I vẫn không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, nhà trường báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.

Khối lớp 3, 4, 5, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tuyến, trực tiếp khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại địa phương... Theo ông Lê Quang Trí, Giám đốc Sở GD&ĐT, sở đã có hướng dẫn về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá trên tinh thần nghiêm túc, khách quan, không gây căng thẳng cho học sinh, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm nghiên cứu sử dụng một loại AI có tên là mạng nơ-ron sâu. Qua đó, dự đoán giá trị lỗi khúc xạ của mắt trong các lần quét võng mạc. Ảnh: INT

AI sàng lọc bệnh cận thị

GD&TĐ - Theo báo cáo 'Vision Atlas' của Cơ quan Phòng chống Mù lòa Quốc tế (IAPB), tình trạng mất thị lực dự kiến tăng tới 55% trong 30 năm tới.