Cảnh giác với nguồn bệnh
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tính tới ngày 8/7,tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận 68 ca dương tính với bạch hầu. Trong số cáctỉnh có ca mắc bạch hầu, Đắk Nông là địa phương có số ca mắc cao nhất với 27ca, kế đến là Gia Lai có 16 ca, Kon Tum có 24 ca.
Hiện đã ghi nhận 3 trường hợptử vong. Mới đây, tại Đắk Lắk lại có thêm 3 ca dương tính với với vi khuẩn bạch hầu, nâng tổng sốca mắc trên địa bàn tỉnh là 6 ca.
Bệnh bạch hầu làloại bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thườnggặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnhdễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từniêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặcbiệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không bảo đảm.
Biểu hiện bệnhcó thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng,thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắthoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
Các chuyên gia y tế, bệnh bạch hầu lây qua đường hô hấp với sốmắc và tử vong rất cao. Trước đây, bệnh có ở tất cả địa phương trong cả nước,song từ năm 1981 vắc xin bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộngnên dịch giảm đi rất nhiều, cả nước chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ dokhông tiêm vắc xin phòng bệnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng CụcY tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng: Nhiều năm qua không xảy ra dịch bạch hầu trongphạm vi cả nước, tuy nhiên, vài năm gần đây, dịch bạch hầu quay trở lại, đặcbiệt ở miền Trung. Do vậy, nếu chúng ta không chống dịch tốt, không thực hiệntiêm chủng tốt, dịch có thể bùng phát trên diện rộng.
Thời gian qua, theo dõi các các ca mắc bạch hầu gần đây đều chothấy người mắc bệnh đều không được tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu đủ mũi,đúng lịch. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ có xác minh chỉ khoảng 6%.
Theo ông Trần ĐắcPhu, đây có thể là nguyên nhân lớn khiến dịch có thể bùng phát, đặc biệt trongđiều kiện giao lưu đi lại các địa phương thuận tiện như hiện nay.
Nhận định về mối nguy của dịch bạch hầu, đại diện Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng: Bệnh bạch hầu giatăng nhanh với số mắc tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2019. Bệnh đang có khảnăng lan rộng do tỷ lệ miễn dịch cộng đồng ở những vùng có dịch rất thấp.
Mặtkhác, tình hình bệnh bạch hầu có nhiều điểm khác biệt so với trước đó. Diện mắcbệnh rộng hơn, nhiều địa bàn mắc hơn, đối tượng mắc trải rộng mọi lứa tuổi,không chỉ có ở trẻ em. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do bệnh này đến thời điểm hiệnnay khá cao", GS. Long nêu.
Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.