Tích hợp liên môn là xu thế tất yếu của giáo dục

Đó là nhận định của PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa- Trưởng khoa các khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội) về chủ trương tích hợp liên môn của Bộ GD&ĐT trong dự thảo đề án Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể.

Tích hợp liên môn là xu thế tất yếu của giáo dục

Một trong những nội dung nổi bật của dự thảo đề án Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT là Chủ trương tích hợp liên môn.

Theo đó, ở chương trình cấp THPT, môn Lịch sử sẽ tích hợp với môn Địa lý thành môn Khoa học xã hội. Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn Công dân với Tổ quốc. Hay Sinh học, Vật lý và Hóa học sẽ tích hợp với nhau thành môn Khoa học Tự nhiên.

Chủ trương tích hợp liên môn sẽ diễn ra với tất cả các cấp học. Câu hỏi đặt ra là dựa trên cơ sở nào đề Bộ GD&ĐT thay đổi thiết kế chương trình giáo dục theo hướng như vậy?

Tích hợp môn học là chủ đề được bàn đến ở nhiều diễn đàn giáo dục nhiều năm nay. Tuy nhiên phải đến khi Bộ GD&ĐT công bố hội thảo bàn về chuyện tích hợp Lịch sử với GDCD, ANQP thành môn Công dân với Tổ quốc thì nó mới trở thành chủ đề nóng trong dư luận.

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao phải tích hợp liên môn. PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa- Trưởng khoa các khoa học giáo dục- Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội sẽ trao đổi về chủ trương tích hợp của Bộ GD&ĐT.

PGS.TS Định Thị Kim Thoa cho biết: Tích hợp là xu thế tất yếu vì suy cho cùng, giáo dục phải mang lại năng lực cho từng cá nhân. Đối với mỗi giai đoạn thì chúng ta sẽ trang bị cho học sinh, lựa chọn chương trình thế nào để có thể hình thành năng lực thực tiễn cho ngươì học.

Từ trước đến nay chúng ta có những môn khoa học khác nhau trong chương trình GD phổ thông để hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng.... Điểm chưa hài lòng với mục tiêu GD là học sinh chúng ta chưa thực sự có năng lực thực tiễn.

Để hình thành năng lực của học sinh thì chúng ta phải đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện. Có nghiã là phải đổi mới căn bản toàn diện thì mới đạt được mục tiêu.

Để hình thành năng lực cho con người thì phải trang bị những kiến thức tổng hợp. Nếu chúng ta trang bị một cách riêng biệt, học sinh lại phải tự tích hợp, tự tổng hợp năng lực, điều đó sẽ gây khó khăn cho người học.

Đối với môn Lịch sử, chúng ta hướng đến giáo dục lịch sử chứ không phải là học môn khoa học lịch sử.

 

Theo VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giải thoát cho rùa biển

GD&TĐ - Chấm dứt hành vi xả chất thải nhựa xuống biển mới là cách giải thoát căn cơ cho các loài thủy sinh trong lòng đại dương, trong đó có loài rùa.