Tích đức và hưởng phúc báo trọn đời theo lời Phật dạy

Người ta đến với nhau hay không là do duyên phận. Tuy nhiên, Phật cũng có dạy rằng, cách người ta yêu thương nhau cũng có thể thay đổi nhân duyên.

Bình yên là trong tâm bình lặng nhất
Bình yên là trong tâm bình lặng nhất

Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm

Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn đi tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài mà quên mất rằng đó là cái mà ai cũng có thể đạt được, chỉ cần lấy ra từ trong tâm.

Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.

Tức giận là cục than hồng bạn ném vào người khác, kẻ bị bỏng đầu tiên đương nhiên chính là bạn

Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường bảo: “Giận quá mất khôn”. Điều đó rất đúng.

Hãy dành 10, 15 rồi 30 phút để tịnh tâm cho cơn giận trôi qua. Cuộc đời này, không phải lúc nào bạn cũng có thể chuộc lỗi được đâu, vì vậy hãy bớt nóng tính đi, càng bớt càng tốt.

Không sát sinh

Là không giết người và các con vật lớn như trâu, bò, ngựa, chó… Phật dạy không sát sinh bởi nhiều lý do – Tôn trọng sự công bằng – Tôn trọng Phật tánh bình đẳng – Nuôi dưỡng lòng Từ Bi – Tránh nhân quả báo ứng, oán thù.

Nếu biết vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại, người Phật tử sẽ tăng trưởng lòng từvà những trạng thái tâm ác độc, hung dữ lần hồi sẽ lắng dịu. Tâm từ càng phát triển thì tâm sân, sát, hận, ưu sẽ không còn.

Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ

Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta nên tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình.

Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy!

Thay thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ

Còn đố kỵ thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn.

Đố kỵ chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kỵ con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.

Tich duc va huong phuc bao tron doi theo loi Phat day - Anh 2

Sống đôi khi là buông bỏ...

Không nói dối

Những lời nói dối đưa đến chém giết, hận thù, làm cho người tán gia, bại sản, phá vỡ bình yên, hạnh phúc của người khác, hay đưa đến ganh ghét, đố kỵ… đều chịu những quả báo rất cay đắng.

Người Phật tử Quy Y Tam Bảo (Quy Y: quay về nương tựa, Tam Bảo: 3 ngôi báu Phật, Pháp, Tăng) nghĩa là thực hiện 5 giới cấm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

Giống như người mẹ nghiêm khắc, cấm con nhỏ không sử dụng dao sắc nhọn hoặc không chơi với ổ điện, đồ điện… Đức Phật chế ra 5 giới cấm không phải để ràng buộc, trừng phạt mà đó là tấm lá chắn bảo vệ đệ tử.

Nhiều người không dám Quy Y vì sợ không giữ được giới và sợ bị trừng phạt. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Đức Phật là người thày, không phải thần thánh có thể ban phúc, giáng họa.

Nếu như người Phật tử tại gia Quy Y Tam Bảo giữ 5 giới thì người xuất gia (tu sĩ) phải thọ 250 giới đối với các vị tăng và 348 giới với vị ni.

Chúng ta giữ 5 giới đã thấy khó khăn, vất vả, trong khi các vị xuất gia tu hành chân chính, giữ giới, sống đời phạm hạnh. Hiểu điều này, chúng ta phải có thái độ kính trọng, chuẩn mực với người tu. Như vậy, chúng ta mới có phước báu.

Tiền tài, vật chất, danh vọng... hóa hư không

Những điều trên tuy rất cần thiết đối với tất cả mọi người, tuy nhiên, một khi chết đi, chúng ta chẳng mang được gì theo. Cố gắng để đạt được, "trèo" cao rồi cũng khiến chúng ta suy nghĩ nhiều, rồi ganh đua, rồi đấu đá nhau.

Hãy cứ bình thản, bản thân mình cố gắng phấn đấu theo đúng bản chất của cuộc sống. Đừng quá đè nặng vấn đề ấy rồi đặt ra tiêu chí quá cao, đến một lúc không đạt được thì cảm thấy chùn bước, thất vọng.

Tùy duyên

Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.

Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng.

Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ