Thuốc Molnupiravir có thay thế được vắc-xin phòng Covid-19?

GD&TĐ - Mặc dù, Molnupiravir có hiệu quả trong điều trị Covid-19, song, vắc-xin vẫn là vũ khí hiệu quả nhất để chống lại đại dịch.

Molnupiravir đã được đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng từ cuối tháng 8.
Molnupiravir đã được đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng từ cuối tháng 8.

Tuy nhiên, ở một số người cao tuổi và người có đáp ứng miễn dịch suy giảm, thuốc có thể giúp hạn chế nguy cơ nhập viện hay tử vong.

Không dùng cho người mang thai 3 tháng đầu

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), số ca tử vong và bệnh nặng, nguy kịch tại TPHCM và các tỉnh miền Nam đã giảm rõ trong 1 tháng qua. Riêng tại TPHCM, đầu tháng 9 có từ 250 - 280 ca tử vong/ngày. Đến ngày 6/10, số ca tử vong ở TPHCM giảm xuống còn 88.

Việt Nam đã đưa một số thuốc vào phác đồ điều trị. Trong đó, có thuốc dùng trong tình huống khẩn cấp đã được thế giới công nhận như Remdersivir, IL-6. Thuốc Molnupiravir được đưa vào điều trị có kiểm soát trong cộng đồng, cùng với các thuốc kháng đông, kháng viêm sử dụng sớm. Nhờ đó, kiểm soát các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 tại nhà, cơ sở thu dung y tế, bệnh viện…

Trong Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19, Bộ Y tế đã bổ sung kháng virus, thuốc kháng thể kháng virus, thuốc ức chế IL-6 nếu đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại ít nhất 1 nước trên thế giới.

Trong đó, 3 thuốc kháng virus được đưa vào hướng dẫn gồm: Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir dùng cho bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ trung bình và Molnupiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ. Bộ Y tế lưu ý, liều dùng Molnupiravir theo đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

Thuốc Molnupiravir được quy định là không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai. Trước khi có trong phác đồ điều trị, Molnupiravir đã được đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care), từ cuối tháng 8.

Vắc-xin là “vũ khí” hiệu quả nhất

Molnupiravir là thuốc được phát triển với mục tiêu ban đầu là chống virus cúm influenza. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của SARS-CoV-2 qua cơ chế gây “đột biến tử vong”. Có nghĩa là làm virus nhân bản sai lầm, không thể tiếp tục sống sót.
Thuốc do Đại học Emory ở Atlanta thiết kế và sau đó Công ty Merck (New Jersey) và Ridgeback Biotherapeutics LP (Miami) phát triển. Thuốc uống mỗi 12 giờ và trong 5 ngày liên tiếp dành cho bệnh nhân nhẹ đến trung bình (tiêu chuẩn US-FDA).

Theo GS Trần Tịnh Hiền - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Molnupiravir là thuốc uống. Do đó, dù người bệnh phải uống nhiều viên trong 5 ngày, vẫn dễ dàng hơn là thuốc tiêm truyền tĩnh mạch. Bên cạnh đó, đến nay, số liệu được công bố cho thấy độ an toàn của Molnupiravir tốt.

Mặc dù, Molnupiravir có hiệu quả trong điều trị Covid-19, song, theo GS Trần Tịnh Hiền, vắc-xin vẫn là vũ khí hiệu quả nhất để chống lại đại dịch. Tuy nhiên, ở một số người cao tuổi và người có đáp ứng miễn dịch suy giảm - những người sẽ có đáp ứng miễn dịch với vắc-xin kém, thuốc có thể giúp giảm bớt nguy cơ vào viện hay tử vong.

“Bệnh nhân nhóm giả dược (đối chứng) phải rút khỏi nghiên cứu gấp 3 lần số bệnh nhân trong nhóm sử dụng thuốc. Điều này có nghĩa là những tác động của bệnh Covid-19 tệ hơn tác dụng phụ của thuốc. Song, còn những lo ngại khác như tác dụng gây đột biến có thể dẫn đến quái thai hay ung thư. Lo ngại này trước đây cũng được nêu lên với thuốc trị HBV và HIV”, chuyên gia dẫn chứng.

Các thử nghiệm lâm sàng của Merck được thực hiện trên bệnh nhân chưa tiêm phòng Covid-19. Nhờ đó, có thể đánh giá tác dụng làm giảm số ca nhập viện và tử vong. Kết quả thử nghiệm giai đoạn III cho thấy, Molnupiravir giảm 50% nguy cơ nhập viện hay tử vong trên bệnh nhân nhẹ đến trung bình điều trị ngoại trú.

Trên 385 bệnh nhân có 28 người (7,3%) phải nhập viện so với 53/377 (14%) người ở nhóm chứng uống giả dược. Sau 29 ngày, nhóm giả dược có 8 người tử vong. Trong khi đó, nhóm Molnupiravir không ghi nhận trường hợp tử vong nào.

“Thử nghiệm tương đối có mẫu nhỏ nhưng với kết quả khả quan như thế nên nhà sản xuất, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Giám sát độc lập và US-FDA đã ngừng thử nghiệm và nộp hồ sơ đề nghị được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy, thuốc tác dụng ở hầu hết biến chủng bao gồm Delta và  Gamma”, GS Hiền dẫn chứng.

Chuyên gia này chia sẻ, ngày 30/11, Ban Tư vấn của US-FDA sẽ họp thảo luận về số liệu do Merck và Ridgeback Biotherapeutics LP đệ trình, đề nghị cấp phép sử dụng khẩn cấp Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19 nhẹ và trung bình (chưa vào bệnh viện).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.