Thuế - Vũ khí của Thủ tướng Anh đối với EU

GD&TĐ - Thủ tướng Anh Theresa May vừa khẳng định sẽ đưa nước Anh ra khỏi thị trường chung châu Âu (EEP) và liên minh thuế quan của EU. Bà nói thêm rằng sau “Brexit”, London sẽ không giữ lại một số vai trò của thành viên trong khối. 

Thuế - Vũ khí của Thủ tướng Anh đối với EU

Nếu EU từ chối cho London một thỏa thuận tốt hơn, người Anh sẵn sàng thu hút thương mại bằng cách cắt giảm các loại thuế - Theresa May cảnh báo.

Nước Anh quyết đoạn tuyệt

Trong bài phát biểu đầu tiên của mình, bà May xác nhận ý định chấm dứt sự tham gia của Anh vào thị trường chung châu Âu và liên minh thuế quan của EU. Thủ tướng Anh cho rằng, bà muốn nhìn thấy Vương quốc Anh là một đất nước độc lập, có khả năng kiểm soát đối với bộ luật riêng, trong đó có chính sách nhập cư của mình và được quyền đàm phán độc lập về các thỏa thuận thương mại với các nước khác.

Là thành viên của EEP, Anh buộc phải tuân thủ các quyết định của Tòa án châu Âu và yêu cầu không ngăn cản việc đi lại của các công dân trong khu vực châu Âu. Ngoài ra, theo các điều khoản của liên minh thuế quan, các nước trong khối, việc ký kết hợp đồng đều phải mang danh Ủy ban siêu quốc gia châu Âu, chứ không phải ở cấp độ quốc gia.

“Chúng tôi không muốn là một phần thành viên trong EU, quy chế ứng cử viên đối với các thành viên trong Liên minh châu Âu hoặc bất kỳ lựa chọn nào khác liên quan đến việc ngồi trên hai chiếc ghế - Bà May nói - Chúng tôi không muốn giữ lại bất kỳ vai trò nào của thành viên của EU.

Theresa May giải thích rằng, chính phủ Anh ủng hộ việc bảo tồn của thương mại tự do với EU - hoặc như là một phần của một thỏa thuận hải quan mới, hoặc như là một phần của một thành viên hạn chế ở Liên minh hiện tại.

Chính phủ Anh dự định sẽ chính thức khởi động quá trình “Brexit” khỏi EU vào cuối tháng Ba. Các cuộc đàm phán sẽ kéo dài một năm rưỡi đến hai năm. Các thỏa thuận cuối cùng về việc Anh từ giã EU sẽ được đưa ra bỏ phiếu ở cả lưỡng viện của Quốc hội.

Vẫn còn nhiều ràng buộc

Theo số liệu của Cơ quan thống kê Anh, trong năm 2015, khoảng 44% kim ngạch xuất khẩu được các công ty Anh xuất sang các nước thành viên EU. Sản phẩm và dịch vụ từ EU chiếm khoảng 53% tổng nhập khẩu của Anh. Từ năm 2013 đến năm 2015 số dư âm trong cán cân thương mại của Anh với các nước EU đã tăng từ 57 đến hơn 60 tỷ bảng.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự thâm hụt về cán cân vãng lai, Anh cho phép các dòng vốn đầu tư trực tiếp. Trong năm 2014, cả nước đã có một sự cân bằng tích cực - 27 tỷ bảng doanh thu. Các nước EU là nhà đầu tư lớn nhất ở Vương quốc Anh - khoảng 500 tỷ bảng đầu tư trực tiếp vào nước này.

Các điều kiện hiện tại của các thành viên EEP cũng cho phép các công ty của Anh có thể truy cập miễn phí vào các thị trường EU, đặc biệt, rất thuận lợi cho các công ty tài chính. Vào đầu tháng 1/2017, tờ Financial Times đã tiến hành một cuộc thăm dò các nhà kinh tế của Anh. Họ đã chia sẻ quan điểm của mình về những hậu quả mà “Brexit” tạo ra.

Theo ghi nhận của hầu hết các học giả, việc ra khỏi EEP sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Anh. Những công ty tham gia vào xuất khẩu cũng như những công ty dựa vào lực lượng lao động từ EU là những kẻ đầu tiên chịu hậu quả.

Nếu kết thúc của hai năm đàm phán “Brexit” mà các bên không đồng ý về một thỏa thuận mới về khu vực thương mại tự do, các quốc gia sẽ phải đàm phán thương mại qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Nếu Anh sẽ chấm dứt giao dịch với EU trong điều kiện EEP hiện tại, nó sẽ làm hỏng mối quan hệ thương mại của các nước, ít nhất là bằng chứng lý thuyết kinh tế chuẩn - Nguồn tin từ Kho bạc Anh cho biết - Các điều kiện do WTO cung cấp sẽ không bù đắp được tổn thất của Anh với tư cách thành viên của thị trường chung châu Âu. Đây không phải là một ý tưởng tốt.

Tuy nhiên, theo bà May, nếu thỏa thuận với EU không thuận lợi, người Anh sẵn sàng thu hút thương mại bằng cách cắt giảm các loại thuế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ