Thực phẩm ngày tết có khả năng ngậm nhiều hóa chất nhất

Thực phẩm ngày tết có khả năng ngậm nhiều hóa chất nhất cần lưu ý ngay lập tức.

Thực phẩm ngày tết có khả năng ngậm nhiều hóa chất nhất
Thuc pham ngay tet co kha nang ngam nhieu hoa chat nhat - Anh 1

Hoa quả "lạ" không rõ nguồn gốc

Tết Nguyên đán là một trong những dịp khiến hoa quả "lạ", không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan vào thị trường Việt, bủa vây người tiêu dùng. Tươi ngon, bắt mắt, giá rẻ... những loại hoa quả này thường khiến người mua bị "đánh lừa".

Trên thực tế, có không ít trường hợp hoa quả để vài tháng không hỏng, thậm chí tới gần 1 năm. Những trường hợp này, phần lớn là do người dân mua hoa quả Trung Quốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo chuyên gia về sức khỏe sinh sản, hoa quả "lạ" nhiễm độc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao không chỉ gây ra những bạo bệnh như ung thư, suy gan suy thận…mà còn làm suy thoái cả nòi giống. Nguy hiểm hơn, cả thiram và melarsoprol trong một số loại hoa quả "ngậm hóa chất" đều là chất không tan hoàn toàn trong nước, nên cho dù có rửa kỹ đến mấy, thậm chí ngâm lâu bằng nước muối, thì những chất này vẫn còn tồn dư trên hoa quả, rất nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Vì vậy, người tiêu dùng cần hết sức chú ý, tránh mua những loại hoa quả trái mùa, nhất là trong dịp Tết; mua những loại hoa quả rõ nguồn gốc xuất xứ, không nên tham rẻ...

Thực phẩm khô có thể gây ngộ độc

Báo Người Lao động dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những con cá khô, những bịch tôm khô đỏ au hay mực khô một nắng... trông thật ngon mắt. Nhưng hãy coi chừng, nhiều loại thực phẩm khô đang được ướp “gia vị” là chất bảo quản, trong đó có không ít loại hóa chất khá độc hại.

Theo một kỹ sư trong ngành chế biến thủy hải sản ở TP. HCM, các loại thủy sản trước khi chế biến đều được xử lý bằng hóa chất. Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này dính vào quần áo có thể gây... rách. Đối với những đơn vị chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn. Nhưng ở những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng hóa chất rất tùy tiện, không theo đúng quy định.

Một người trong giới chế biến, kinh doanh thủy hải sản khô khẳng định, nhiều cơ sở sử dụng cồn, oxy già, thậm chí cả... nước tẩy nền nhà P3 để tẩy cá khô bị nấm mốc, nhất là vào mùa mưa.
Còn theo một vị bác sĩ của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. HCM cho biết, trong một lần đi công tác miền Tây, ông đã chứng kiến cảnh tiểu thương bán cá khô ở Khu Thương mại Cái Khế (Cần Thơ) dùng một xô nước pha hóa chất giống như nước xà phòng để rửa khô cá lóc bị ẩm mốc.

Theo vị bác sĩ trên, các loại thủy hải sản sau khi chết một vài giờ đã bị phân hủy. Đạm bị phân hủy sẽ tạo ra histamine (là chất chuyển hóa dở dang của chất đạm, thường có trong cá biển). Nếu bảo quản không tốt thì lượng histamine càng nhiều, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay.

Lượng histamine trong cá khô thường rất cao. Hơn nữa, trong quá trình phơi sấy, vi sinh, nấm mốc phát triển làm cá khô bị phân hủy, tạo ra “gói độc chất” rất nguy hiểm. Chất này có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người.

Còn các loại thuốc diệt kiến, diệt ruồi đều rất độc. Nếu thuộc loại gây tê hoặc tác động lên hệ thần kinh, hô hấp (làm cho kiến chết) thì người ăn phải sẽ bị ngộ độc ngay, hoặc tổn thương nhiều bộ phận. Ngay cả các hóa chất được Bộ Y tế cho phép dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ