Thực hư đồn đại về loài thú nhảy hút máu "truyền thuyết"

Một vài bộ xương bí ẩn ở một vùng ngoại ô Chile đang làm dấy lên những đồn đại về loài thú nhảy hút máu “truyền thuyết”.

Cái đầu của nó quá lớn so với loài dơi - Ảnh CEN
Cái đầu của nó quá lớn so với loài dơi - Ảnh CEN

Theo Mirror, những người nông dân đã phát hiện ra xác khô của những con vật được mệnh danh là quái thú hút máu.


Bricio Saldivar, một người chăn dê 54 tuổi, đã sửng sốt khi gặp phải bộ xương của những sinh vật lạ chưa được xác định ở vùng ngoại ô của Monte Patria, Chile.

Bạn ông, Javier Prohens, một nông dân 45 tuổi, cho rằng chúng thuộc loài sinh vật hút máu trong truyền thuyết. Xác của hai của sinh vật lạ được phát hiện trên một đống cỏ khô gần một nhà máy rượu địa phương.

Ông Javier Prohens cho biết: “Lúc đầu chúng tôi nghĩ đó là những con dơi. Nhưng cái đầu của chúng thì quá lớn so với loài dơi. Có người nghi chúng là những con chupacabra – loài sinh vật chuyên hút máu dê”.
Chupacabra là một sinh vật “thần thoại” giống một loài bò sát với làn da xanh xám và những gai nhọn dọc sống lưng của nó. Loài sinh vật này cao khoảng 1,2m và có thể nhảy cao như Kangaroo.

Có lời đồn đại rằng Chupacabra vẫn còn sống ở Trung và Nam Mỹ. Cái tên Chupacabra được đặt cho loài sinh vật này vì chúng thường xuyên uống máu của gia súc, đặc biệt là dê.

Thực hư đồn đại về loài thú nhảy hút máu "truyền thuyết" ảnh 1
Người dân hoảng sợ khi thấy xác của Chupacabra - Ảnh CEN

Querubin Lebron một nông dân khác tại địa phương lo ngại: “Kế sinh nhai của chúng tôi phụ thuộc vào đàn dê. Hơn nữa, dù chúng mới chỉ hút máu dê, nhưng làm sao chắc chúng sẽ không tấn công những đứa trẻ ở đây”.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh sự tồn tại của loài vật truyền thuyết. Trường hợp “phát hiện” Chupacabra gần đây nhất là vào tháng tư năm ngoái. Một cặp vợ chồng ở Texas đã bắt được một con Chupacabra. “Sinh vật lạ” này hóa ra chỉ là một con chồn đang nổi mẫn ngứa.
Theo plo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.