Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới: Bài học từ vùng khó

GD&TĐ - Nhiều bài học kinh nghiệm được ngành GD-ĐT Hòa Bình rút ra khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Hòa Bình hiện có 60% trường học đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Cô trò Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình).
Hòa Bình hiện có 60% trường học đạt chuẩn quốc gia. Ảnh: Cô trò Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình).

Bà Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có những chia sẻ xung quanh nội dung này.

Góp phần thay đổi diện mạo giáo dục

- Bà có thể cho biết, triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, ngành GD-ĐT Hòa Bình đã đạt được những kết ra sao?

Công tác xây dựng nông thôn mới lĩnh vực ngành GD-ĐT phụ trách giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng chính quyền các cấp; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã.

Ngành GD-ĐT đã có nhiều giải pháp tích cực trong triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; làm tốt chức năng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; lựa chọn đội ngũ giáo viên có trách nhiệm và năng lực trực tiếp thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia.

ba-dinh-thi-huong-9792.jpg
Bà Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các cấp học, bậc học được chú trọng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tinh thần, trách nhiệm, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác xây dựng nông thôn mới không ngừng được củng cố.

Hệ thống trường lớp được đầu tư đủ các phòng học, phòng chức năng. Toàn tỉnh hiện có 87,5% phòng học được xây dựng kiên cố, góp phần phục vụ hoạt động dạy và học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, của nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 87/129 xã đạt chuẩn tiêu chí 5 về trường học, đạt 67,4%.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, xóa mù chữ tiếp tục được duy trì, củng cố. Toàn tỉnh có 128/129 xã đạt chuẩn tiêu chí 14 về giáo dục, đạt 99.2%. Việc huy động học sinh tốt nghiệp THCS tiếp học THPT (2 hệ) và trung cấp trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ cao (90.37%).

- Ngoài kết quả đạt được, bà nhận thấy còn có những tồn tại, hạn chế gì trong quá trình triển khai Chương trình này?

Về tồn tại, hạn chế, trước hết phải nói đến tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia tại các xã còn chậm. Hiện số trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mới đạt 60%. Nguyên nhân do kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, công tác xã hội hóa còn hạn chế.

Bên cạnh đó, Hòa Bình còn 1 xã chưa đạt chuẩn tiêu chí 14 về giáo dục. Nguyên nhân xã Hang Kia của huyện Mai Châu đạt chuẩn xóa mù chữ mức 1 ( trong khi quy định phải đạt mức độ 2).

hoa-binh.jpg
Cô trò Trường THPT Công nghiệp (Hòa Bình) trong giờ học.

Bài học kinh nghiệm để triển khai tốt hơn nhiệm vụ mới

- Những bài học kinh nghiệm nào được ngành GD-ĐT Hòa Bình rút ra trong quá trình triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, thưa bà?

Quá trình triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, 5 bài học kinh nghiệm quan trọng được ngành GD-ĐT Hòa Bình rút ra.

Thứ nhất, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD-ĐT.

Thứ 2, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tạo nên sự chuyển biến về nhận thức đúng trong cán bộ và nhân dân về việc thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD-ĐT.

Thứ 3, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia tạo phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT nói chung, trong đó có xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD-ĐT.

Thứ 4, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời triển khai thực hiện. Sơ kết, tổng kết hàng năm ở tất cả các cấp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn bất cập nảy sinh, đồng thời động viên, khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong công tác xây dựng nông thôn mới về GD-ĐT.

Thứ 5, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của của các cấp quản lý giáo dục, kịp thời tháo gỡ những khó khăn bất cập trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD-ĐT.

- Ngành GD-ĐT Hòa Bình đã đặt ra mục tiêu thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030 thế nào và giải pháp để có thể đạt được mục tiêu này?

Thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2026-2030, ngành GD-ĐT Hòa Bình đặt mục tiêu chung là tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp học, nâng cao tỷ lệ trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn theo tiêu chí 5 về trường học. Đồng thời, duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn theo tiêu chí 14 về giáo dục.

Với mục tiêu đặt ra, ngành GD-ĐT tỉnh cũng đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nghiệp vụ thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới lĩnh vực GD-ĐT.

Thứ 2, tập trung nguồn lực xây dựng trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn theo quy định. Theo đó, đầu tư cơ sở vật chất có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch trường chuẩn quốc gia, trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn theo quy định và theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới của đơn vị, tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường mầm non, trường phổ thông thuộc các xã phấn đấu về đích theo từng năm.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng theo quy định trường chuẩn. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để quản lý, chăm sóc và giáo dục học sinh.

Thứ 3, duy trì bền vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Thứ 4, tăng cường nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, GDTX cấp THPT và học trung cấp.

- Xin cảm ơn bà!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.