Thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 ngành Giáo dục

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục.

Thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 ngành Giáo dục

Kế hoạch này được triển khai tại tất cả các cơ sở giáo dục từ cấp học mầm non đến THPT trên phạm vi toàn quốc; áp dụng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em, học sinh đang học tại các nhà trường.

Đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em, học sinh là người dân tộc thiểu số đang sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Nâng cao nhận thức và năng lực của học sinh, giáo viên, cán bộ phụ trách công tác Đoàn – Đội và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục về phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hình thức xâm hại trẻ em;

Tăng cường hệ thống hỗ trợ và bảo vệ trẻ em trong trường học;

Tăng cường cơ sở pháp lý hướng dẫn bảo vệ trẻ em trong trường học;

Các giải pháp thực hiện gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đối với công tác bảo vệ trẻ em. Bố trí nhân lực và các điều kiện về cơ sở vật chất cho việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ, bảo vệ trẻ em.

Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật; báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch này; và phối hợp tổ chức đánh giá liên ngành về công tác bảo vệ trẻ em trong trường học.

Huy động sự tham gia của phụ huynh học sinh, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào các hoạt động bảo vệ trẻ em cùng với các nhà trường.

Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trong ngành giáo dục.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.