Thực hiện chế độ làm việc cho cán bộ, giáo viên mầm non

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều trường mầm non quản lý việc dạy trẻ trực tiếp trên lớp và dự giờ giáo viên của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chưa thống nhất.

Thực hiện chế độ làm việc cho cán bộ, giáo viên mầm non

Bên cạnh đó, việc tham mưu thực hiện chi trẻ một số chế độ phụ cấp, thêm giờ cho tổ trưởng, tổ phó, giáo viên chưa đảm bảo.

Để triển khai, thực hiện nghiêm túc nội dung trên, Sở này đã có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, nêu rõ: Một giờ dạy đối với giáo viên mầm non được tính là 60 phút.

Trong 60 phút giáo viên thực hiện tổ chức các hoạt động trên nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo thời gian biểu được quy định trong hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và thực tế nhà trường xây dựng.

Đối với giáo viên, các trường mầm non được bố trí đủ 2 giáo viên/nhóm, lớp thực hiện phân công giáo viên làm việc 8 giờ/ngày, trong đó 6 giờ trực tiếp trên lớp và 2 giờ còn lại có thể ở trên lớp hoặc làm công việc khác do hiệu trưởng phân công và đảm bảo 40 giờ trên tuần.

Đối với nhóm, lớp chưa bố trí đủ 2 giáo viên trên lớp (ăn bán trú) thực hiện phân công giáo viên đứng lớp trực tiếp 8 giờ/ngày.

Đối với hiệu trưởng, phải tham gia dạy trẻ trực tiếp hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên đủ 2 giờ/tuần (trừ trông trẻ ngủ buổi trưa) được hưởng tiền phụ cấp đứng lớp và thâm niên.

Phó hiệu trưởng phỉa tham gia dạy trẻ trực tiếp các hoạt động trên lớp đủ 4 giờ trên tuần (trừ trông trẻ ngủ buổi trưa) được hưởng phụ cấp đứng lớp và thâm niên.

Hồ sơ dạy trẻ trực tiếp và dự giờ của giáo viên phải đảm bảo tính pháp lý.

Sở yêu cầu phòng GD&ĐT căn cứ vào các văn bản và một số nội dung hướng dẫn trên phối hợp với phòng Tài chính tham mưu UBND cấp huyện, chỉ đạo hiệu trưởng các trường mầm non xây dựng kế hoạch ngân sách hang năm để thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời chế độ cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non theo quy định. Các trường tư thục vận dụng thực hiện đảm bảo không thấp hơn các trường công lập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.