Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục một cách linh hoạt và phù hợp thực tiễn

Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục một cách linh hoạt và phù hợp thực tiễn

Linh hoạt thực hiện nhiệm vụ GD, phù hợp thực tế

Sáng 4/5, hàng chục triệu học sinh từ mầm non tới THPT của 63 tỉnh, thành đi học trở lại sau ba tháng nghỉ phòng Covid-19.

Trong buổi kiểm tra tổ chức dạy học trở lại tại Hà Nội chiều 4/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, các trường có thể để lại một số nội dung dạy học sang đầu năm học mới nếu việc tổ chức dạy học vẫn gặp khó khăn. Việc này cần triển khai linh hoạt, dựa trên điều kiện thực tế. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyên môn trong nhà trường phổ thông thời gian này cũng không nên quá nặng nề, gây căng thẳng cho thầy, trò...

Về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại, Bộ GD&ĐT đã sớm có hướng dẫn các cơ sở GD thực hiện vừa bảo đảm an toàn, vừa phù hợp thực tế.

Cụ thể, ngày 7/5, Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 1583/BGDĐT-GDTC yêu cầu các địa phương, nhà trường thực hiện một số nội dung sau:

Không sử dụng mũ, nón, trang phục có tấm chắn giọt bắn cá nhân trong lớp học; không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp học; tiếp tục duy trì đeo khẩu trang trên đường đến trường, trước khi vào lớp, trong giờ ra chơi, khi ra khỏi lớp và trên đường về nhà.

Không áp dụng giãn cách trong lớp học. Hạn chế tiếp xúc giữa học sinh các lớp học với nhau và chỗ đông người.

Được sử dụng điều hòa trong lớp học. Cuối mỗi buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng; tăng cường thực hiện lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng/lớp học, nhà vệ sinh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục một cách linh hoạt và phù hợp thực tiễn ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn: INT)

Chủ tịch các tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi THPT

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh nội dung: “Chủ tịch các tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi THPT” trong phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 vào chiều ngày 5/5.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã nghe Bộ GD&ĐT báo cáo các phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020, tuyển sinh ĐH 2020 và đồng tình với phương án đưa ra.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cơ bản không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Bộ GD&ĐT ra đề thi, xây dựng phần mềm chấm thi, thí sinh vẫn được thi ở địa phương mình. Nội dung thi phù hợp. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này làm căn cứ tuyển sinh.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ; chuẩn bị đề thi đảm bảo chất lượng, phù hợp; xây dựng phần mềm chấm thi an toàn, bảo mật, tăng cường phương tiện, công nghệ giám sát.

Cùng với đó, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức kỳ thi, xét tốt nghiệp THPT, đảm bảo tổ chức kỳ thi thành công, không có sơ suất nào xảy ra.

“Năm nay phải tốt hơn. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi tại địa phương, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, quy định rõ trách nhiệm từng khâu của quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng. Đây là việc đụng chạm đến nhà nhà, ai cũng lo lắng kỳ thi. Vì vậy phải rất lưu ý, đặc biệt cấp tỉnh phải có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề thi cử của năm nay”.
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc)

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã chủ động, tích cực hướng dẫn các địa phương, nhà trường thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại.

“Bộ đã tinh giản chương trình, nội dung, hình thức, thời gian học phù hợp trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh, cơ bản được xã hội đồng tình, cần tiếp tục nâng cao chất lượng trong thời gian học tập còn lại” - Thủ tướng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.