Trong đại dịch Covid-19: Ghi nhận hiệu ứng tích cực thay đổi phương pháp dạy học

Trong đại dịch Covid-19: Ghi nhận hiệu ứng tích cực thay đổi phương pháp dạy học

Trường học tạm ngừng nhưng học sinh không ngừng học

Học sinh, sinh viên cả nước vừa trải qua khoảng thời gian khó quên cùng kỳ nghỉ kéo dài bất đắc dĩ do dịch bệnh. Các nhà trường đã nỗ lực và khẳng định, trường học đóng cửa, học sinh không thể đến trường nhưng không ngừng học. 

Dù bất ngờ nhưng sau một thời gian ngắn chuẩn bị, bắt đầu từ tháng 4/2020 tất cả 63 tỉnh thành phố đều tổ chức giảng dạy qua truyền hình và giảng dạy trực tuyến cho học sinh từ bậc tiểu học. Như vậy, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể hình thức dạy học: từ dạy học truyền thống, trực tiếp sang dạy học trực tuyến.

Theo quan sát của TS. Vũ Thế Dũng, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, người sáng lập trường Thinking School, hiện nay ở Việt Nam có 5 bậc giảng dạy. Ở bậc 1 là 100% lớp học truyền thống. Ở bậc 2 giảng dạy trực tuyến (E-Learning) chỉ là nền tảng lưu trữ và chia sẻ một số tài nguyên học tập. Ở bậc 3 E-Learning được sử dụng rộng rãi hơn, nhiều tài nguyên hơn, nhưng lớp học trực tiếp vẫn là chủ đạo.

Ở bậc 4, E-Learning kết hợp trong phương thức và triết lý giáo dục, trở thành một thành phần quan trọng của quá trình tổ chức lớp học với các triết lý như lớp học đảo ngược (flipped classroom). Ở mức độ này có sự hiểu biết và đầu tư mạnh của lãnh đạo nhà trường, nhưng E-Learning vẫn chỉ là công cụ dạy và học chứ chưa thay đổi cấu trúc và mô hình vận hành của nhà trường.

Tuy nhiên, ở bậc 5 trường học đã thực sự chuyển đổi số hoàn toàn (digitalization) mô hình hoạt động của mình từ học tập, giảng dạy, quản lý, chất lượng. Ở bậc này nó thực sự thay đổi cách tiếp cận và chất lượng giáo dục.

TS. Vũ Thế Dũng cho biết thêm, hầu hết các trường học ở Việt Nam đang ở bậc 1 và 2. Số ít trường học ở bậc 3. Bậc 4 diễn ra ở một số môn học, ở một số trường lớn nhưng chưa mang tính hệ thống.

Trong đại dịch Covid-19: Ghi nhận hiệu ứng tích cực thay đổi phương pháp dạy học ảnh 1
Ảnh minh hoạ (INT)

Tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” mới

Với những thách thức này, đội ngũ giáo viên đang tích cực học tập để trau dồi kĩ năng, phương pháp giảng dạy online. Những thầy cô dù trước đây không muốn, hay còn yếu kém về công nghệ thông tin đã phải tìm hiểu để giảng dạy cho học sinh. Những thầy cô đi trước, có thế mạnh về dạy học online, công nghệ thông tin chia sẻ cho các giáo viên còn yếu hơn.

Thầy Phạm Ngọc Đức, người giành giải đặt biệt tại Diễn đàn giáo dục sáng tạo Education Exchange 2020 do Microsoft chia sẻ, có nhiều đề án hỗ trợ các giáo viên của Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) đang được triển khai trên phạm vi toàn quốc như đề án itrithuc và chương trình hỗ trợ của Microsoft dành cho các trường, giáo viên, học sinh trong dạy học trực tuyến. Nhiều công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến không ngừng cải tiến như teams, skype,…mà các thầy cô có thể sử dụng miễn phí hoàn toàn.

Còn đối với học sinh, học trực tuyến còn mới mẻ nhưng các em cũng đã phải làm quen với hình thức học tập này. Tuy nhiên, những em nào đã được rèn kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, có sự chủ động trong học tập sẽ dễ dàng tiếp cận với cách học mới tốt hơn những em trước giờ chỉ quen việc truyền thụ kiến thức một chiều từ phía giáo viên. Kĩ năng tự học, năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội cũng đã được quan tâm hơn.

Linh hoạt thay đổi để thích ứng

Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Giáo dục không chỉ lùi thời gian mà còn rà soát để tinh giản nội dung chương trình học kỳ 2 của các cấp học nhất là lớp 9 và lớp 12 nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Từ đó, tổ chức xây dựng các bài giảng điện tử và tổ chức giảng dạy trực tuyến phù hợp với tình hình thực tế.

Để chuẩn bị dài hơi hơn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ đưa môn CNTT vào chương trình học bắt buộc từ lớp 3, cùng với môn Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để từ đó tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” có kiến thức kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số và trình độ tiếng Anh để hội nhập tốt với thế giới.

Về việc kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục (qua hệ thống học trực tuyến) sẽ được nghiên cứu và triển khai trong thời gian tới, đồng thời đưa ra những hướng dẫn cho giáo viên một cách bài bản để việc áp dụng công nghệ đạt hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...