Thúc đẩy xây dựng Khung trình độ quốc gia và khung trình độ khu vực ASEAN

Thúc đẩy xây dựng Khung trình độ quốc gia và khung trình độ khu vực ASEAN

(GD&TĐ) - Sáng nay 12/9 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo về Khung trình độ quốc gia và trình độ khu vực ASEAN. Tham dự có đại diện các chuyên gia quốc tế, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa dự và phát biểu khai mạc hội thảo.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội nghị
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo

Hội thảo lần này nhằm mục đích: Kiểm tra tài liệu xây dựng khái niệm khung trình độ khu vực ASEAN với bối cảnh của quốc gia; Phát triển sâu hơn quy trình chọn lọc khung tham chiếu khu vực và việc sử dụng khung này; Thống nhất bản kế hoạch thực hiện quốc gia, bao gồm một chương trình nghị sự cho việc tăng cường năng lực xây dựng khung trình độ quốc gia và hệ thống đảm bảo chất lượng quốc gia ở mỗi nước thành viên.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đề cao ý nghĩa quan trọng của Hội thảo này trong đó việc xây dựng và hoàn thiện Khung trình độ quốc gia và khung trình độ ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục của đất nước.

Thứ trưởng đề nghị: Các đại biểu tham dự tập trung thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các ý tưởng và đưa ra những đề xuất, những giải pháp nhằm xây dựng Khung trình độ quốc gia và khung trình độ khu vực ASEAN.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội thảo

Khung trình độ quốc gia và khung trình độ khu vực là một thực tế phổ biển trong hệ thống giáo dục của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Việc xây dựng khung trình độ quốc gia và khung trình độ ASEAN nhằm xác định một cách khoa học hệ thống trình độ đào tạo của mỗi nước, góp phần tạo sự thống nhất, hài hòa về tiêu chuẩn trình độ quốc gia và tiêu chuẩn trình độ khu vực, đáp ứng nhu cầu công nhận trình độ giữa các nước, hỗ trợ người lao động hoặc người học nâng cao kiến thức kỹ năng và khả năng chuyển dịch nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của các nước, hỗ trợ việc học tập suốt đời cho mọi người. 

Khung trình độ quốc gia NQFs – tại sao phải có?

NQFs đầu tiên là ở Scotland, Vương quốc Anh, Nam Phi, Newzealand và Úc. Tất cả đều dựa trên khái niệm chuẩn đầu ra như là cơ sở nền tảng cho trình độ. Trong một số trường hợp, chuẩn đầu ra có nguồn gốc từ các khái niệm năng lực trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Trong những trường hợp khác, chúng bắt nguồn từ những ý tưởng rằng những người ít có cơ hội tham gia giáo dục chính quy trọng hệ thống trình độ. Qua hai thập kỷ, khi NQFs đã nổi lên và phát triển thì chính phủ đã chấp nhận nguyên tắc học tập suốt đời và tìm cách để khuyến khích và cho phép các cá nhân đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Trong năm 2011, Tổ chức Đào tạo châu Âu đã ước tính có trên 120 quốc gia đã xây dựng khung trình độ quốc gia. Khung trình độ quốc gia đã mang lại nhiều lợi ích cho họ.

Các nước ASEAN có tồng dân số hơn 400 triệu người, có sự khác biệt đáng kể về mức độ dân số, quy mô nền kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người. Trong khi có sự luân chuyển lao động giữa các quốc gia thành viên, những người không có trình độ chuyên môn tốt như đối với một số lao động ở khu vực khác. Cơ sở hình thành một khung trình độ ASEAN với các cấp trình độ là thỏa thuận khung ASEAN về dịch vụ năm 1995 bởi các Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN.

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn xây dựng mạng lưới trình độ quốc gia . Tuy nhiên, việc xây dựng một khung trình độ quốc gia cho Việt Nam không phải đi từ con số không. Chúng ta đã có một vài điều kiện ban đầu về pháp lý, kinh nghiệm vận hành hệ thống giáo dục nhiều thập kỷ qua, sự cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà.

Yên Thúy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ