Thúc đẩy ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục Việt Nam - Vanuatu

GD&TĐ - Ngày 22/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc tiếp và làm việc với ông Simil Johnson Youse, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nước Cộng hòa Vanuatu.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Simil Johnson Youse - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nước Cộng hòa Vanuatu - cho biết: Việt Nam và Vanuatu thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1982, ngay sau khi Vanuatu giành độc lập. Tuy nhiên, hai nước đã có thời gian dài gắn bó khi những người Việt Nam đầu tiên đến Vanuatu cách đây 110 năm.

Hiện tại, cộng đồng người Việt Nam tại Vanuatu dù chỉ khoảng 200 người, nhưng luôn giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước Vanuatu cũng như quan hệ song phương giữa hai nước.

Trong chuyến công tác tới Việt Nam lần này, Bộ GD&ĐT Vanuatu mong muốn tìm hiểu và học hỏi về những lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Việt Nam như nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và y tế. Đồng thời, Vanuatu cũng mong muốn gửi học sinh, sinh viên sang học tập tại Việt Nam.

Bộ trưởng Simil Johnson Youse cũng thông tin một số chương trình hợp tác Vanuatu mong muốn như: Chương trình hỗ trợ phát triển và chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực; chương trình học bổng bậc trung học, đại học; hợp tác giữa các cơ sở giáo dục của hai nước.

honsimil-johnson-youse-2-9144-910.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi tại buổi làm việc.

Chào mừng Bộ trưởng Simil Johnson Youse và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT nước Cộng hòa Vanuatu đến thăm Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc gửi lời cảm ơn Chính phủ và nhân dân Vanuatu đã quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt ngày càng vững mạnh, trở thành cầu nối vững chắc cho quan hệ hai nước.

Thứ trưởng cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong giáo dục và đào tạo, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Trong đó, đã ban hành và tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả khảo sát PISA được công bố bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy học sinh Việt Nam có điểm Toán trong nhóm cao nhất tính theo chỉ số về điều kiện kinh tế - xã hội.

Hiện nay, Việt Nam có 241 cơ sở giáo dục đại học, với khoảng 2,2 triệu sinh viên. Đổi mới giáo dục đại học gắn với tăng cường tự chủ đã tạo động lực mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, nhất là công bố khoa học quốc tế tăng mạnh; một số cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng trong nhóm đại học tốt nhất khu vực châu Á và thế giới.

Với mong muốn đẩy mạnh hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bộ trưởng Simil Johnson Youse thống nhất các nội dung để hai bên có thể ký kết thỏa thuận hợp tác về giáo dục.

Sau buổi làm việc tại Bộ GD&ĐT Việt Nam, đoàn công tác Bộ GD&ĐT Vanuatu sẽ đến thăm và làm việc tại một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.