Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT

Theo đó, Dự thảo Thông tư  gồm 5 chương.

Chương I  quy định chung 4 điều: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Mục đích dạyhọc trực tuyến; Nguyên tắc dạy học trực tuyến.

Chương II về Tổ chức và quảnlý dạy học trực tuyến. Trong đó nêu rõ về Hình thức tổ chức dạy học trực tuyến;Tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến; Đánh giá và xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến;Quản lý và lưu trữ hồ sơ.

Chương III đề cập tới Hạ tầngkĩ thuật và học liệu dạy học trực tuyến. Gồm Hạ tầng kĩ thuật; Học liệudạy học trực tuyến.

Chương IV về Quyền, Nhiệm vụcủa giáo viên, nhân viên và học sinh. Trong đó cụ thể hóa Quyền vànhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; Quyền và nhiệm vụ của học sinh.

Chương V về Tổ chức thực hiện.Trong đó quy định trách nhiệm của Sở GD&ĐT; Trách nhiệm của PhòngGD&ĐT; Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông;

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT ảnh 1
Dạy học trực tuyến giúp  HS được mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục (Ảnh: IT)

Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởngVụ Giáo dục Tiểu học cho biết: Khi xây dựng Dự thảo Thông tư ban hành quy địnhquản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sởgiáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT xác định mục đích của việc dạy học trực tuyếnlà để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh.

Đặc biệt khi HS không thể đếnđược trường vì những lí do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạyhọc trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng caochất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.

Dạy học trực tuyến cũng tạocơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet đểphục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh đượcnâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học,góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá…

Không tạo áp lực với giáo viên và học sinh

Dự thảo Thông tư đặt nguyên tắc đối với việc dạyhọc trực tuyến là phải "đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nộidung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hộivà đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh". Đặc biệt, "không tạo ra áp lựcđối với giáo viên và học sinh" trong việc tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến...

Điều 7 của Dự thảo Thông tưquy định việc Đánh giá và xét, công nhận kết quả học tập trực tuyến... 

Điều này cónghĩa, việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS dù học theophương thức trực tuyến hay trực tiếp đều có thể thực hiện bằng hình thức trựctuyến.

Tuy nhiên đánh giá định kỳ buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếpvà tập trung tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT ảnh 2
Giáo viên cần sớm thích nghi với dạy học trực tuyến 

Việc xét và công nhận kết quảhọc tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.

Dự thảo được xây dựng trongbối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang ngày một chú trọng ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểmtra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi sốtrong ngành GD&ĐT.

Khi Việt Nam triển khaiCTGDPT mới, việc ban hành Thông tư công nhận phương thức dạy học trực tuyến vàquy định việc quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổthông và cơ sở giáo dục thường xuyên càng có ý nghĩa đặc biệt.

Thời gian nhận ý kiến góp ý Dựthảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với cáccơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên 2 tháng, tính từ 11/8/2020 đến hết ngày 11/10/2020.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ