Thừa Thiên - Huế phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương trước 2025

GD&TĐ - Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa tỉnh này trở thành TP trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương trước 2025 (Ảnh: Đại Dương).
Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương trước 2025 (Ảnh: Đại Dương).

Ông Lê Trường Lưu – Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế vừa ký ban hành Chỉ thị số 42-CT/TU về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

Theo ông Lưu, tỉnh sẽ triển khai có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung nguồn lực, quyết tâm đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia trong năm 2024.

Tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Khẩn trương xây dựng hoàn thành, bảo đảm tiến độ các quy hoạch, đề án trọng tâm như: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phân loại đô thị Thừa Thiên - Huế trực thuộc Trung ương; Đề án phân loại đô thị loại 4 đối với đô thị Phong Điền; Đồng thời, triển khai hiệu quả Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tập trung chỉnh trang đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trường xanh - sạch - sáng - không rác thải, tăng cường trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường, công viên, tạo điểm nhấn, ấn tượng tốt đẹp đối với mọi người dân, du khách.

Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả Đề án truyền thông, quảng bá tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Khai thác tiềm năng, thế mạnh về di sản, văn hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Huế xứng tầm là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn của Việt Nam và thế giới. Tiếp tục củng cố, phát huy vị thế, uy tín, giữ vững thương hiệu trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng của khu vực và cả nước.

Được biết trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 7,3%/năm. GRDP bình quân đầu người năm 2023 của tỉnh ước đạt gần 2.700 USD, tăng gần 1,2 lần so với năm 2020.

Thu ngân sách tăng bình quân 12,5%/năm, năm 2023 ước đạt 13.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu ước tăng bình quân 13,6%/năm. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 3 năm ước đạt ước đạt trên 84.000 tỷ đồng, tăng bình quân 8,3%/năm. Toàn tỉnh có 67/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 71,3%...

Nhiều chỉ tiêu để lên TP trực thuộc Trung ương đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế đang được tỉnh thực hiện tốt (Ảnh: Thái Hùng).

Nhiều chỉ tiêu để lên TP trực thuộc Trung ương đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế đang được tỉnh thực hiện tốt (Ảnh: Thái Hùng).

6 tháng đầu năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,51% so với cùng kỳ, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố.

Du lịch - dịch vụ từng bước tăng trưởng mạnh trở lại, tổng thu từ du lịch ước đạt 3.600 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ. Các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ đạt nhiều kết quả quan trọng. Cải cách hành chính, chuyển đổi số có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu cả nước...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyện tư pháp lạ ở Mỹ

GD&TĐ - Đúng 10 ngày trước khi chính thức nhậm chức, ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án hình sự.

Ông Trần Huy Tuấn, Bí thư tỉnh Yên Bái thăm và chúc mừng ngành GD-ĐT nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Giáo dục Yên Bái vượt khó

GD&TĐ - Còn nhiều trở ngại do điều kiện kinh tế, thiên tai nhưng ngành GD-ĐT Yên Bái vượt khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.