Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ tận thu gốc gỗ Pơ mu - dân ồ ạt lên rừng

Hàng chục thương lái từ miền xuôi lên bản Cắm, xã Cắm Muộn (huyện Quế Phong, Nghệ An) để đặt vấn đề mua những gốc cây gỗ Pơ mu sót lại trên rừng. Động thái này đang khiến cho khu rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống bị đe dọa nghiêm trọng.

Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ tận thu gốc gỗ Pơ mu - dân ồ ạt lên rừng

Theo ghi nhận của PV, gần 1 tuần nay, hàng trăm người người dân ở xã Cắm Muộn (Quế Phong, Nghệ An) ồ ạt kéo nhau vào rừng giáp với rừng nguyên sinh thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống để tận thu gỗ Pơ mu về bán cho thương lái. Những gốc gỗ Pơ Mu bị lâm tặc chặt phá từ nhiều năm trước bỗng chốc trở thành những món hàng được các thương lái đặt hàng.

Bãi tập kết thu mua gỗ của các thương lãi. C.T

Sau khi nhận được thông tin trên, có mặt tại bản Cắm - nơi được xem là bãi tập kết về “tận thu” gỗ Pơ mu, chúng tôi thấy có tới hàng chục thương lãi đứng xếp hàng đợi mua gốc gỗ cây Pơ mu để đem về xuôi.

Theo một số người dân ở đây đã hơn một tuần nay, có rất nhiều thương lái từ dưới miền xuôi lên đặt mua gốc gỗ cây Pơ mu với giá 5.000 đến 10.000 đồng/1kg tùy loại đẹp hay xấu. Cũng theo một số người, cách đây ít ngày có một người dân đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc đi tận thu gốc gỗ Pơ mu nên hiện nay có rất nhiều người dân trong xã đi vào rừng tìm gốc gỗ Pơ mu để bán kiếm tiền.

Anh Vi Văn Nhanh một người dân ở xã Cắm Muộn cho biết: “Mấy ngày nay, tôi cũng vào rừng để tận thu gốc gỗ Pơ mu đem bán cho các thương lái. Nhưng tôi tìm mãi cũng chỉ được mấy gốc nhỏ chừng được khoảng hơn 50kg thôi. Có một số người bản khác họ đào được nhiều gốc gỗ Pơ mu lắm, họ kiếm tiền triệu dễ như chơi...”

Trước sự việc nói trên, PV đã trao đổi với ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch huyện Quế Phong thì được biết: “Sự việc này ông chưa nắm rõ, nhưng sẽ cho người đi kiểm tra và nhanh chóng xử lý”.

Hàng chục chiếc xe của người dân “tấp” 2 bên rừng để đi “mót” và vận chuyển gỗ Pơ mu. C.T

Được biết, gỗ Pơ mu là một loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm 1. Loại gỗ này trước đây có rất nhiều ở các địa bàn huyện miền núi Nghệ An, nhưng nay chỉ còn rải rác ở một số rừng nguyên sinh trong các khu bào tồn thiên nhiên do nhà nước quản lý.

Trao đổi vấn đề này với ông Dương Ngọc Hùng - Giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thì được biết: “Sau khi nhận được tin báo, chúng tôi đã cắt cử cán bộ vào kiểm tra xem tình hình thực hư thế nào. Nếu có sai phạm chúng tôi sẽ tịch thu tất cả những số gốc cây pơ mu đã bị chặt và đem bán cho thương lái. Hiện khu vực rừng bản Cắm chúng tôi đã bàn giao cho xã rồi, nhưng cũng cần phải kiểm tra xem có người dân có vào rừng nguyên sinh thuộc chúng tôi quản lý đào bới hay không...”

Trong khi đó liện hệ với ông Lương Thanh Bình – Chủ tịch UBND xã Căm Muộn thì ông này cáo bận và không cho biết sự việc xẩy ra trên địa bàn xã.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.