Một nghiên cứu mới của Quỹ Ung thư vú (Australia) tiến hành đã phát hiện mức độ độc hại của Bisphenol A, thường viết tắt là BPA, trong rất nhiều loại đồ ăn đóng hộp được bày bán trên thị trường nước này.
Các nhà khoa học cho biết mức độ tác hại có thể khác nhau tùy theo hàm lượng tiêu thụ và hậu quả có thể dẫn đến nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, từ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, làm chậm hoặc đẩy nhanh quá trình dậy thì ở bé gái, cho đến bệnh tiểu đường loại 2, béo phì và rối loạn hiếu động thiếu tập trung.
Tại sao ăn đồ hộp gây bệnh ung thư vú?
Thực phẩm đóng hộp thường chứa một lượng lớn chất bảo quản và chúng được chế biến với hàm lượng muối cao cũng nhằm mục đích bảo quản.
Các chất phụ gia này được bổ sung vào thực phẩm khi đóng hộp với mục đích kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách chống vi sinh vật, chống biến đổi thành phần hóa học thực phẩm, chống biến đổi tính chất vật lý của sản phẩm và chống côn trùng.
Các loại chất này sẽ tích tụ trong cơ thể và dồn nén lại, theo thời gian chúng sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, huyết áp và theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng cũng sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Đồ hộp chứa ít chất dinh dưỡng, nhiều đường gây béo phì, tiểu đường, thậm chí sảy thai
Trong quá trình chế biến và bảo quản, các chất dinh dưỡng và các loại vitamin A, B, C, các chất chống oxy hóa đã bị phân hủy. Vì vậy, đối với đồ đóng hộp, chất dinh dưỡng sẽ không còn nhiều. Các loại chất béo có trong đó cũng có thể gây ra các bệnh cho con người như máu nhiễm mỡ, tim mạch, béo phì.
Riêng với thực phẩm đóng hộp như mứt, đồ sấy khô… quá trình chế biến thường tăng hàm lượng đường để tạo độ ngon, hấp dẫn cho sản phẩm. Tuy nhiên điều đó đồng thời gây nên việc tăng lượng calo và số lượng carbohydrate, gây bệnh béo phì và tiểu đường.
Cần lưu ý, vì có giá trị dinh dưỡng không cao và nhiều đường nên nếu thường xuyên dùng đồ hộp sẽ không có lợi cho bà bầu và thai nhi, thậm chí có thể tăng nguy cơ sảy thai hay thai dị tật.
Cách ngừa ung thư vú
1. Kiểm tra mật độ mô vú: Đây là một trong những phương pháp khoa học mới để ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm ung thư vú. Các mô mỡ ở ngực càng dày đặc thì càng khó phát hiện các khối u.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ có mật độ mô vú cao hơn, có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 6 lần. Vì vậy, nếu bạn có mật độ mô vú cao hơn, thì nên kiểm tra ung thư vú thường xuyên.
2. Lịch sử sức khỏe của gia đình: Khi nói đến một số loại ung thư như ung thư vú, di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu những người thân như mẹ, bà, dì... bị ung thư vú thì người đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy phải có các biện pháp tích cực để ngăn ngừa ung thư vú!
3. Tránh chụp X-quang không cần thiết: Khi chúng ta nghi ngờ đang mắc bệnh hoặc đang gặp phải các triệu chứng, thì việc chụp X-quang và các xét nghiệm khác là cần thiết.
Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng bị ám ảnh về sức khoẻ nên làm các xét nghiệm không cần thiết. Chụp X-quang và kiểm tra liên quan đến bức xạ thường xuyên, đặc biệt là ở vùng ngực cũng có thể kích thích sự hình thành ung thư vú.