Thu nhập người dân Tây Bắc có tăng?

GD&TĐ - Chiều 3/5 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản đại và phát triển đã tổ chức tọa đàm khoa học Người dân góp đất với Công ty để phát triển cây hàng hóa, từ góc nhìn của mô hình góp đất trồng cao su ở Tây Bắc. 

Các đại biểu dự tọa đàm Người dân góp đất với công ty
Các đại biểu dự tọa đàm Người dân góp đất với công ty

Theo báo cáo, sau 10 năm, người dân Tây Bắc góp hơn 30.000 ha đất trồng cao su nhưng thu nhập của 38% hộ dân được khảo sát giảm từ 40-80%.

Hiện nay có hơn 30.000 ha, chủ yếu là đất canh tác của các hộ đồng bào dân tộc đã được góp cùng với các công ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su để phát triển các diện tích cao su ở vùng Tây Bắc, tương đương khoảng 30.000 hộ dân, với 120.000 – 150.000 khẩu.

Việc phát triển cao su tại Tây Bắc thông qua mô hình người dân góp đất dựa trên nhiều kỳ vọng, cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Lợi ích kỳ vọng thu được từ mủ cao su thông qua xuất khẩu sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ đồng bào vùng Tây Bắc, là một trong những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong cả nước. Theo dự kiến, các lợi ích này sẽ trở thành hiện thực sau 7-8 năm kể từ khi trồng, khi cây cao su bắt đầu cho thu mủ.

Đại biểu tham luận
Đại biểu tham luận 

Trong số 399 hộ dân phản hồi khảo sát, có 15% số hộ góp trên 80% diện tích đất canh tác của mình vào mô hình, 17% số hộ góp 60-80% diện tích đất canh tác, 44% góp 40-60% diện tích. Mặc dù hầu hết các hộ vẫn còn các diện tích đất canh tác, quỹ đất còn lại, bao gồm cả đất lúa nước còn quá nhỏ để các hộ có thể phát triển bền vững.

Song lợi ích mà hộ thu được thực tế từ cao su đến nay thấp hơn nhiều so với lợi ích mà hộ thu được từ các loại cây hàng năm như lúa, ngô, sắn mà hộ trồng trên cùng các diện tích trước khi góp với công ty để trồng cao su

Cụ thể, kết quả của khảo sát cho thấy đến nay bình quân mỗi hộ tham gia mô hình nhận được trên dưới 500.000, tương đương dưới 2-3% thu nhập từ các loại cây trồng như ngô và sắn với diện tích tương đương.  

Khoảng 75% số hộ tham gia Khảo sát cho rằng thu nhập của hộ giảm so với trước khi tham gia góp đất trồng cao su. Cụ thể, 9% số hộ cho rằng thu nhập của mình giảm trên 80%, 38% số hộ cho rằng thu nhập giảm 40-80%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ